-
29-10-12, 17:39 #11
Bài 22 : Điểm hạn và khả năng của hóa cục
Y7 – Điểm hạn và khả năng của hóa cục
1 - Điểm hạn và các tính chất của hóa cục của các can chi
111/ – Trạng thái hành của hóa cục được xác định như 5 can dương.
112/ - Chỉ có 2 can hợp với nhau mới có khả năng hóa cục nếu có thần dẫn (xem câu 4 và 5 của phần II trong chương 6 hay xem giả thiết 108/(8;114)).
113/ - Các tổ hợp của các địa chi chỉ có thể hóa cục khi có thiên can dẫn hóa (xem câu 9 của phần III trong chương 6).
114/1- Điểm hạn của các hóa cục bằng chính tổng số các can hay chi có trong hóa cục đó nhân với ½ số điểm hạn của hành của hóa cục đó (trừ các chi trong tứ trụ đã hóa cục từ khi mới sinh có cùng hành).
115/6 - Hóa cục là kỵ thần không sinh được cho hóa cục là hỷ dụng thần.
116/ - Hóa cục là hỷ dụng thần sinh cho hóa cục cũng là hỷ dụng thần như bình thường nhưng chúng có điểm hạn âm ?
117/24 - Mỗi can chi của hóa cục A sinh được cho hóa cục B ít nhất là 0,6đh chỉ khi hóa cục B là kỵ thần và hành của hóa cục B có 1đh và 0,3đh khi hành của hóa cục B có 0,5đh (can chi tiểu vận chỉ sinh được bằng ½).
118/25 - Thủy cục ở phía trên sinh cho Mộc cục là kỵ thần ở các địa chi trong tứ trụ, vì vậy Thủy cục này cũng có thể khắc Hỏa cục của các địa chi trong tứ trụ để gây ra đại chiến (ĐC).
Giải thích: Thủy ở trên trời là những đám mây mang hơi nước, khi gặp lạnh chúng ngưng tụ thành những hạt nước rơi xuống đất và nuôi cho cây cối phát triển, vì vậy nó cũng có thể dập tắt được lửa.
119/10 - Các điểm kỵ vượng tại các can chi của một hóa cục vẫn còn khi điểm hạn của hóa cục này bị can khắc mất hết và dĩ nhiên điểm vượng của các can chi của hóa cục này không bị giảm.
120/91 - Thủy cục của các chi có thể sinh cho lửa sấm sét cùng trụ, vì vậy tổng số lực khắc của lửa sấm sét này với các nạp âm khác được thêm 0,25đh chỉ khi lực khắc của nạp âm này với các nạp âm khác có điểm khắc và tổng điểm khắc này khi thêm 0,25đk không nhiều hơn tổng điểm khắc khi can của nó vượng ở lưu niên.
121/30 - Hóa cục của các chi (trừ hóa cục của các chi trong tứ trụ từ khi mới sinh (?)) có thể sinh cho các nạp âm cùng trụ, vì vậy lực khắc của mỗi nạp âm này với các nạp âm khác được thêm tổng cộng max 0,25đk chỉ khi lực khắc của nạp âm này với các nạp âm khác có điểm khắc và tổng điểm khắc này khi thêm 0,25đk không vượt quá tổng điểm khắc khi can của nó vượng ở lưu niên.
122/13 - Giữa tứ trụ với tuế vận có hóa cục, nếu các chi trong tứ trụ của hóa cục mới này đã hóa cục từ khi mới sinh có cùng hành với hành của hóa cục mới này thì chúng không có điểm hạn.
123/8 - Nếu giữa tứ trụ với tuế vận và tiểu vận có tam hợp cục hay tam hội cục từ 4 chi trở lên mà hành của nó là kỵ 1 (hoặc sau khi tính lại hay tính thêm điểm vượng ở tuế vận) thì điểm hạn chính của hóa cục này được tăng gấp đôi và từ chi thứ 4 trở đi có điểm hạn, mỗi chi được thêm 0,25đh.
124/55 – Hóa cục giữa tứ trụ với tuế vận có 4 chi có điểm hạn, nếu điểm hạn của hóa cục này không được tăng gấp đôi thì nó không bị khắc bởi các can nhưng các can cùng hành với nó vẫn bị khắc như bình thường.
125/81 – Nếu hai hóa cục khắc nhau thì chúng có thể được tạo thành trong cùng một lúc nhưng hóa cục bị khắc không thể được tạo thành nếu nó có sau so với hóa cục là chủ khắc (vì nó bị cản phá bởi hóa cục là chủ khắc, trừ khi hóa cục chủ khắc quá yếu, xem ví dụ 86 và ĐC-1).
126/85 - Hóa cục ở can hay chi tiểu vận với can hay chi đại vận hay lưu niên chỉ có 1,5 chi (ở đây ta quy ước can hay chi tiểu vận chỉ được tính là 0,5 can hay 0,5 chi) mặc dù là chủ khắc và có trước nhưng nó quá yếu không thể cản phá được các hóa cục bị khắc có ít nhất 2 can chi mặc dù chúng có sau.
2 – Khả năng phá hợp của các tổ hợp
a – Các quy tắc ưu tiên hợp và hóa của các địa chi
127/ – Nếu trong tứ trụ hay giữa tứ trụ với tuế vận và tiểu vận có tam hội, tam hợp, bán hợp hay lục hợp không hóa thì tam hội sẽ được ưu tiên trước nhất sau đó mới đến tam hợp rồi tới bán hợp (nếu lực hợp của lục hợp không lớn hơn lực hợp của bán hợp) và cuối cùng mới đến lục hợp.
128/ – Nếu trong tứ trụ hay giữa tứ trụ, tuế vận và tiểu vận có lục hợp, bán hợp, tam hợp hay tam hội có khả năng hóa thành cùng một hành thì tam hội được ưu tiên trước sau đến tam hợp rồi tới bán hợp (nếu bán hợp có lực hợp bằng hay lớn hơn lực hợp của lục hợp) và cuối cùng mới là lục hợp (kể cả các hóa cục của các chi trong tứ trụ từ khi mới sinh).
129/ – Nếu trong tứ trụ hay giữa tứ trụ với tuế vận và tiểu vận có các tam hợp cục hay các tam hội cục, khi các hóa cục này bị phá bởi các chi hay các thiên khắc địa xung... thì các quy tắc ưu tiên hợp và hóa với các chi của tam hợp hay tam hội này mới có hiệu lực.
b – Khả năng phá hợp của các tổ hợp
130/ – Lục hợp cục hay bán hợp cục trong tứ trụ từ khi mới sinh chỉ bị phá khi :
a/ – Chi của nó bị xung hay bị khắc bởi chi có lực xung hay lực khắc lớn hơn lực hợp với chi bị xung hay bị khắc (riêng với lực xung hay lực khắc của bán hợp chỉ cần bằng lực hợp của lục hợp). Riêng các chi Tý, Ngọ, Mão và Dậu xung gần nhau thì luôn luôn phá được, không cần tính lực xung.
b/ - Theo quy tắc ưu tiên, đầu tiên là tam hội, sau đến tam hợp, cuối cùng mới đến bán hợp nếu hóa cục của chúng cùng một hành (riêng với bán hợp phải tính lực xung hay lực khắc và lực này chỉ cần bằng lực hợp của lục hợp).
c/88 – Tam hợp cục hay tam hội cục của tuế vận và tiểu vận nếu nó hợp được với ít nhất 1 chi trong hóa cục này.
d/ – TKĐX với hóa cục này nếu 2 chi của nó không phải là Thổ.
e/ - Nếu TKĐX và các hóa cục cùng xuất hiện từ khi mới sinh thì TKĐX có 2 chi là Thổ có thể không phá được các hóa cục này ?
131/(25;197) - Các bán hợp cục hay lục hợp cục bị phá khi lực hợp của các bán hợp hay lục hợp mới lớn hơn lực hợp của các bán hợp cục hay lục hợp cục cũ (riêng lực hợp của bán hợp chỉ cần bằng lực hợp của lục hợp), nhưng nếu chúng là các hóa cục của các địa chi trong tứ trụ từ khi mới sinh thì điều này chỉ đúng khi các tổ hợp mới này có thể hóa được cục có cùng hành với chúng.
132/ - Nếu hóa cục của can hay chi tiểu vận với tuế vận là chủ khắc chỉ có 1,5 can hay chi (vì can hay chi tiểu vận chỉ được tính là 0,5 can hay chi) thì nó không có khả năng cản được các hóa cục là bị khắc có ít nhất 2 can hay chi được tạo thành sau.
133/88 - Hóa cục chỉ có 2 can là chủ khắc có trước không cản phá được tam hợp cục hay tam hội hóa cục có ít nhất 4 chi là bị khắc có sau (xem thêm giả thiết 126/85).Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
-
29-10-12, 17:42 #12
3 - Các hóa cục khắc nhau
134/79 – Nếu giữa Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận có 2 hóa cục khắc nhau được gọi là Ðại Chiến (ÐC) và điểm hạn của các hóa cục này luôn luôn có dấu dương.
134a/(147;212) – Nếu có 3 hóa cục là A, B và C mà A có thể sinh được cho B và B có thể sinh được cho C thì chúng không có khả năng gây ra ÐC nhưng nếu A phải ngăn cản (khắc) sự tạo thành của C (tức A phải được tạo thành trước C) thì nó không có khả năng sinh cho B và khi đó C vẫn được tạo ra nhưng không có điểm hạn và C không có khả năng nhận được sự sinh từ B (?).
134b/91 – Nếu giữa Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận có 3 hóa cục A, B và C mà A có thể khắc B và B có thể khắc C thì chỉ có A và B gây ra ÐC còn B có thể khắc C nhưng không có điểm hạn, vì vậy C không thể sinh được cho A (?).
135/ - Điểm hạn của can hay chi ở tiểu vận tham chiến (nó được gọi là can hay chi phụ tham chiến) chỉ bằng ½ đh của các can chi khác tham chiến.
a - Đại chiến
136/79 - Nếu giữa tứ trụ với tuế vận và tiểu vận có ít nhất 2 hóa cục khắc nhau thì chúng được gọi là Đại Chiến (ĐC) và điểm hạn của các hóa cục này luôn luôn dương.
b - Điểm hạn của Đại chiến
137/91 - Nếu hóa cục có 1,5 can chi khắc hóa cục cũng chỉ có 1,5 can chi (tức 2 hóa cục này cùng ở tiểu vận) thì điểm hạn cho mỗi can chi tham chiến là 0,3đh và hóa cục bị khắc vẫn khắc được các hóa cục khác nhưng lực khắc này không thể gây ra được các loại Ðại Chiến nhưng nó vẫn đủ khả năng khống chế các hóa cục đó không sinh được cho hóa cục khắc nó (?).
138/84 – Nếu hóa cục ở tiểu vận có 1,5 can chi là kỵ thần khắc hóa cục có từ 2 can chi trở lên thì nó vẫn chỉ gây ra ĐC và điểm hạn cho mỗi can hay chi tham chiến là 0,15đh
139/85 - Nếu hóa cục ở tiểu vận có 1,5 can chi là hỷ dụng thần khắc hóa cục cũng là hỷ dụng thần có từ 2 can chi trở lên thì nó vẫn chỉ gây ra ĐC và điểm hạn của mỗi can chi tham chiến là 0,15đh.
140/ – Nếu hóa cục có từ 2 can chi trở nên khắc hóa cục chỉ có 1,5 can chi thì điểm hạn cho mỗi can chi tham chiến là ...0,4đh (?).
141/79 – Nếu các hóa cục chủ khắc có từ 2 can chi trở lên mà ít hơn tổng số can chi của các hóa cục bị khắc thì điểm hạn cho mỗi can chi tham chiến là 0,2đh.
142/80 – Nếu các hóa cục chủ khắc có từ 2 can chi trở lên mà nhiều hơn tổng số can chi của các hóa cục bị khắc cũng có từ 2 can chi trở lên thì điểm hạn cho mỗi can chi tham chiến là 0,4đh.
143/81 - Nếu các hóa cục chủ khắc có từ 2 can chi trở lên mà bằng tổng số can chi của các hóa cục bị khắc thì điểm hạn cho mỗi can chi tham chiến là 0,3đh.
144/81 - Nếu một hóa cục của ĐC là chủ khắc khi nó bị khắc mà điểm hạn của nó không bị mất hết thì điểm hạn của ĐC không thay đổi (?).
145/(61;84;87) - Nếu các chi trong tứ trụ của các hóa cục tham gia ĐC đã hóa cục từ khi mới sinh có cùng hành thì chúng không có điểm hạn trong các hóa cục đó và chúng cũng không có điểm hạn trong đại chiến, trừ trường hợp nếu các hóa cục này không hợp với tuế vận thì mặc dù các chi của chúng không có điểm hạn trong các hóa cục đó nhưng chúng vẫn có điểm hạn trong Đại Chến.
(Chú ý : Tất cả can chi trong các hóa cục tham gia đại chiến đều được tính để xác định tổng số can chi tham chiến của mỗi bên).
146/87 - Các hóa cục của các chi trong tứ trụ không có khả năng khắc các hóa cục ở phía trên và ngược lại, trừ Thủy cục ở phía trên khắc được Hỏa cục của các địa chi trong tứ trụ gây ra ĐC và điểm hạn cho mỗi can chi tham chiến được thêm ít nhất 0,01đh (vì nước mưa rơi xuống đất có thể dập tắt lửa và đại chiến ở đây là nước với lửa không phải là hơi nước với lửa).
147/88 - Nếu cung phối hôn hợp với tam hợp cục hay tam hội cục của tuế vận với tiểu vận gây ra đại chiến thì điểm hạn của đại chiến này có thêm ít nhất 0,25đh (trừ cung phối hôn đã hóa cục có cùng hành từ khi mới sinh?).
148/(114;206) - Các hóa cục của các can trong tứ trụ có từ khi mới sinh không bị mất khi hành của lệnh tháng thay đổi cũng như chúng không có khả năng cản được các hóa cục được tạo thành sau nhưng chúng vẫn có khả năng gây ra Đại Chiến và mặc dù các hóa cục này không có điểm hạn nhưng các can của chúng vẫn có điểm hạn trong ĐC như bìng thường.
149/158 - Nếu ĐC được gây ra bởi tam hội cục là chủ khắc có thái tuế và hành của nó cùng hành với hành của cả can và chi của lưu niên khi chúng chưa hóa cục thì điểm hạn cho mỗi can chi tham chiến được tăng thêm 0,2đh nếu hóa cục chủ khắc có số can chi nhiều hơn 1 can chi so với tổng số can chi của hóa cục bị khắc, 0,4đh nếu nó nhiều hơn là 2 can chi, 0,6đh nếu nó nhiều hơn 3 can chi,... (tôi chưa có thêm ví dụ để kiểm tra giả thiết này).
c - Đại Chiến-1 và điểm hạn của nó
150/89 - Nếu hóa cục của tiểu vận là hỷ dụng thần có 1,5 can chi khắc hóa cục là kỵ thần có từ 2 can chi trở lên thì nó được gọi là đại chiến 1 (ĐC-1). Nếu hành của hóa cục bị khắc có 0,5đh thì điểm hạn của ĐC-1 là tổng số của các can chi tham gia ĐC-1 nhân với :
0,65 nếu các hóa cục bị khắc có tổng số 2 can chi.
0,7 .................................................. ....3 ............
0,75.............................................. .......4 ............
0,8 .................................................. ....5 ............
0,85.............................................. .......6 ............
0,9 .................................................. ....7 ...........
(Chú ý : Điểm hạn của can hay chi tiểu vận tham chiến chỉ bằng ½).
151/90 - Nếu hành của hóa cục bị khắc có 1đh thì điểm hạn của ĐC-1 giống như giả thiết 150/89 ở trên nhưng các trường hợp tương tự được thêm 0,05đh.
152/92 - Nếu hóa cục chủ khắc trong ĐC-1 bị các can trong tứ trụ khắc mất 25%đh của nó thì điểm hạn của mỗi can hay chi tham chiến được thêm 0,25đh.
153/93 - Nếu hóa cục chủ khắc trong ĐC-1 bị các can trong tứ trụ khắc mất 50%đh của nó thì mỗi can hay chi tham chiến được thêm 0,38đh.
d - Đại Chiến-2 và điểm hạn của nó
154/94 - Nếu hóa cục bị khắc trong ĐC là hỷ dụng thần, khi nó bị các can trong tứ trụ khắc mất 50%đh của nó thì ĐC trở thành đại chiến 2 (ĐC-2) và điểm hạn của ĐC-2 bằng tổng điểm hạn của ĐC và ĐC-1 khi 2 hóa cục này có số can chi bằng nhau, trong đó điểm hạn của ĐC-1 được xác định bởi số can chi của hóa cục chủ khắc.
155/ - Nếu tổng «số can chi tham chiến của các hóa cục bị khắc và chủ khắc trong ĐC-2 là khác nhau hay điểm hạn của hóa cục là hỷ dụng thần chỉ bị khắc mất 25%đh thì điểm hạn của ĐC-2 là …? Hy vọng bạn đọc có thể giúp tôi trả lời các câu hỏi nàyChào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
-
29-10-12, 17:44 #13
Ví dụ mẫu:
Ví dụ 90 (trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ"):
[img]http://farm7.staticflickr.com/6173/6147412679_ff0c435778_z.jpg[/img]
Tháng 3/1967 là năm Đinh Mùi thuộc đại vận Tân Tị và tiểu vận Đinh Dậu.
1 - Mệnh này Thân vượng mà kiêu ấn ít nên dụng thần đầu tiên phải là quan sát Canh tàng trong Thân trụ ngày (vì quan sát chỉ có 3 can chi, còn tỷ kiếp có 4 can chi và nắm lệnh). Mộc là kỵ vượng
2 – Trong tứ trụ có ngũ hợp của Giáp với Kỷ và tam hội Thân Dậu Tuất đều không hóa.
Vào đại vận Tân Tị và năm Đinh Mùi có:
Bán hợp của Tị đại vận với Dậu tiểu vận hóa Kim.
Tam hội Thân Dậu Tuất trong tứ trụ hóa Kim.
Bán hợp của Mão trụ tháng với Mùi thái tuế hóa Mộc (vì mặc dù Mộc cục có sau nhưng Kim cục của tiểu vận chỉ có 1,5 chi và tam hội Kim trong tứ trụ đều không có khả năng ngăn cản được nó). Do vậy Kim cục ở tiểu vận và Mộc cục đã tạo thành ĐC-1 (vì Kim cục là hỷ dụng thần có 1,5 chi còn Mộc cục là kỵ thần có 2 chi). Vì vậy bán hợp Kim có 1đh và tam hội Kim có 1,5đh, Mộc cục có 0,5đh và Mùi thái tuế hóa Mộc có 0,5đh kỵ vượng (chú ý : Hóa cục của các chi trong Tứ Trụ không có khả năng tham gia Đại Chiến, trừ khi nó là Hỏa cục bị Thủy cục phía trên khắc).
Nếu sử dụng giả thiết 150/89 thì điểm hạn của ĐC-1 là (3.0,65 + 0,33)đh = 2,28đh (vì Mộc cục là hóa cục bị khắc có 2 chi và hành của nó có 0,5đh).
3 - Dụng thần Canh tàng trong Thân của tam hội cục Kim trong tứ trụ không hóa có 0đh (vì khi tam hội Thân Dậu Tuất hợp với tuế vận hóa Kim có hành giống với hành của dụng thần Canh) và Canh vượng ở lưu niên có -1đh (xem giả thiết 38/1).
4 - Nhật can Giáp mộ ở lưu niên có 1 đh.
5 – Đinh lưu niên vượng ở lưu niên có -0,5đh và khắc Tân đại vận có 1đh. Đinh có 1 cát thần có -0,25đh
Đinh tiểu vận vượng ở tiểu vận nên khắc Tân đại vận có 1đh và Tân có 1 cát thần có -0,13đh.
Ất trụ năm được lệnh nhưng chỉ vượng ở đại vận nên có -0,25đh và Ất có 0,5đh kỵ vượng (vì bị Tân đại vận khắc).
Giáp trụ giờ được lệnh nhưng nhược ở tuế vận nên có -0,5đh và Giáp có 0,5đh kỵ vượng (vì bị Tân đại vận khắc).
6 – Tân của lưu niên là Thương quan vượng ở lưu niên, vì vậy nó gặp Ất của đại vận là Quan có 1đh (theo lý thuyết của tôi - cũng như của cụ Thiệu - thì các ví dụ thực tế đã chứng minh rằng Thương và Quan không ở trong hợp thì mới có thể gặp nhau và khi đó mới có thể có điểm hạn Thương gặp Quan. Điều này khác hẳn với các sách từ Cổ tới Kim là họ cho chúng gặp nhau tuốt kể cả khi chúng đã hóa thành cục, thật là "Khủng" ...).
7 - Đất trên thành trụ tháng có Kỷ thất lệnh nhưng vượng ở lưu nên khắc nước mưa lưu niên có 1đh nhưng can chi của nạp âm đều bị hợp trong đó chỉ có Mão hợp với tuế vận hóa cục nên bị giảm 25%đh còn 0,75đh.
Nước mưa lưu niên có Đinh vượng ở lưu nên khắc được lửa đỉnh núi trụ giờ có 1đh nhưng bị đất trên thành khắc mất 75%đh còn 0,25đh.
Tổng số có 9,15đh. Nếu ta sử dụng giả thiết 269/48 (nay đã thành quy tắc chính thức) thì tam hội cục trong tứ trụ không có 3 chi liền nhau nhưng có 2 trụ động nên tổng điểm hạn được giảm 1/3 còn 9,15.2/3.đh = 6,10đh. Số điểm này chấp nhận được.
Các nguyên nhân chính gây ra hạn này bởi các điểm hạn của ĐC-1, nạp âm, Hỏa khắc Kim và Mộc quá vượng đã chống lại Kim. Do vậy ta phải dùng Kim để giải cứu.
Trong tứ trụ có Mão hợp với Mùi thái tuế hóa Mộc gây ra ĐC- 1 và Kim (Tân) bị Hỏa (2 Đinh) khắc, vì vậy tai họa đã xẩy ra vào tháng Mão và nó thuộc mùa Xuân là mùa mà Hỏa và Mộc vượng, còn Kim ở tử tuyệt.
Tai họa này dễ liên quan tới 2 hành là Kim và Mộc.thay đổi nội dung bởi: VULONG, 29-10-12 lúc 19:07
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
-
29-10-12, 17:46 #14
Bài 23 - Điểm hạn và các tính chất của nạp âm
Nói chung phần nạp âm này hầu như tôi chỉ dựa vào các ví dụ trong thực tế để xác định điểm hạn của chúng, mặc dù có giải thích một vài trường hợp nhưng chắc cũng chỉ là gượng ép, chưa có tính thuyết phục. Nhiều cái đến giờ tôi vẫn không hiểu được nó là cái gì như Lửa Dưới Núi chẳng hạn cũng như tại sao sách cổ viết về nạp âm của gỗ Lựu là “Gỗ Lựu gặp Lửa Mặt Trời có thể tốt mà cũng có thể xấu” ? Các ví dụ thực tế đã chứng minh chúng đúng là phức tạp như vậy.... Một điều mà ai ai cũng cảm thấy vô lý là sách cổ chỉ nói “Gỗ Đồng Bằng sợ Kim Lưỡi Kiếm” còn các loại gỗ khác không hề sợ, trong khi thực tế thì dao, kiếm, rìu, máy cưa...có ngán loại gỗ nào đâu...
Y10 - Điểm hạn và tính chất của các nạp âm
Chúng ta quy ước gọi nạp âm B có can hay chi C, can hay chi C của nạp âm B, nó có nghĩa là can hay chi C và nạp âm B ở trong cùng trụ.
Điểm hạn của nạp âm khắc các nạp âm khác hoàn toàn phụ thuộc vào độ vượng hay suy theo can của nó như sau :
195/5 - Nếu can của nạp âm vượng ở lưu niên thì tổng lực khắc của nạp âm và can của nó với các nạp âm và các can khác max là 2,5đk để có thể gây ra max 2,5đh, nhưng nạp âm này chỉ được sử dụng phần hiệu số của 2đk trừ đi điểm khắc mà can của nó đã sử dụng.
196/16 - Nếu can của nạp âm ở tuế vận chỉ vượng ở đại vận thì tổng lực khắc của nạp âm và can của nó với các nạp âm và các can khác có max 0,75đk để có thể gây ra max 0,75đh, nhưng nạp âm này chỉ được sử dụng phần hiệu số của 0,75đk trừ đi điểm khắc mà can của nó đã sử dụng
197/58 - Nếu can của nạp âm được lệnh (tức nó ở trong tứ trụ) nhưng chỉ vượng ở đại vận thì tổng lực khắc của nạp âm và can của nó với các nạp âm và các can khác max là 1,75đk để có thể gây ra max 1,75đh. Mặc dù nạp âm này chỉ được sử dụng max 1,5đk để có thể gây ra 1,5đh nhưng nó chỉ được sử dụng phần còn lại của 0,5đk trừ đi điểm khắc mà can của nó đã sử dụng để khắc các nạp âm ở tuế vận, phần còn lại nó khắc các nạp âm trong tứ trụ.
198/1 - Nếu can của nạp âm được lệnh nhưng nhược ở tuế vận thì tổng lực khắc của can và nạp âm của nó với các nạp âm và các can khác max là 1đk để có thể gây ra max 1đh. Mặc dù nạp âm này có thể sử dụng 1đk để có thể gây ra 1đh, nhưng nó chỉ được sử dụng phần hiệu số của 0,5đk trừ đi điểm khắc mà can của nó đã sử dụng để khắc các nạp âm ở tuế vận, phần còn lại nó khắc các nạp âm trong tứ trụ.
199/(11;30) - Nếu can của nạp âm thất lệnh nhưng chỉ vượng ở đại vận thì tổng lực khắc của can và nạp âm của nó với các nạp âm và các can khác max là 0,75đk. Mặc dù nạp âm này có thể sử dụng max 0,75đk để có thể gây ra 0,75đh nhưng nó chỉ được sử dụng phần hiệu số của 0,5đk trừ đi điểm khắc mà can của nó đã sử dụng để khắc các nạp âm ở tuế vận, phần còn lại nó khắc các nạp âm trong tứ trụ.
200/ - Nếu can của nạp âm thất lệnh và nhược ở tuế vận hay can của nạp âm ở tuế vận mà nhược ở tuế vận thì nạp âm này không có khả năng khắc các nạp âm khác.
201/(93;95,157) – Nạp âm là vô dụng (nó không khắc được các nạp âm khác) chỉ khi chi của nạp âm là Ngọ hay Mão bị khắc, trừ lực khắc của lửa mặt trời với các nạp âm khác chỉ bị giảm 50%đh (hay nó không bị giảm ?)
202/63 – Lực khắc của nạp âm với các nạp âm khác không bị giảm khi chi của nó bị xung hay bị khắc trừ giả thiết 201/.
202a/91– Thủy cục của các chi có thể sinh cho lửa sấm sét cùng trụ ...(tương tự như giả thiết 202 /30).
202b/30- - Hóa cục của các chi có thể sinh cho các nạp âm cùng trụ, vì vậy lực khắc của mỗi nạp âm này với các nạp âm khác được thêm tổng cộng max 0,25đk chỉ khi lực khắc của nạp âm này với các nạp âm khác có điểm khắc và tổng điểm khắc này khi thêm 0,25đk không vượt quá tổng điểm khắc khi can của nó vượng ở lưu niên.
203/(8;42) – Nếu can của nạp âm bị khắc bởi ít nhất 1 lực có 1đh thì nạp âm trở thành vô dụng còn nếu can của nó bị khắc ít nhất bởi 1 lực có 0,7đh thì điểm hạn của nạp âm khắc các nạp âm khác bị giảm ít nhất 3/4.
204/78 – Nạp âm là vô dụng khi can của nó bị khắc bởi 4 can, nếu mỗi lực này có ít nhất 0,5đh.
205/60 - Nếu lửa đỉnh núi không khắc được nước khe núi thì nước khe núi mới khắc được lửa đỉnh núi, các lực này có max 0,5đh.
206/(47;53;62) - Gỗ lựu gặp Lửa mặt trời có khoảng từ -1đh tới +1đh (vì theo sách cổ để lại thì gỗ lựu gặp lửa mặt trời có thể tốt nhưng cũng có thể xấu). Điểm hạn này phụ thuộc vào hành Kim là hành của can chi của nạp âm gỗ lựu (Canh Thân, Tân Dậu) :
a - Nếu Kim là hỷ dụng thần thì điểm hạn của gỗ lựu gặp lửa mặt trời có dấu dương, nó là xấu (bởi vì nó giúp lửa mặt trời mạnh thêm để khống chế hỷ dụng thần Kim).
b - Nếu Kim khắc hành của hỷ dụng thần thì điểm hạn này có dấu âm, nó là tốt (bởi vì Kim bị khống chế là tốt cho hỷ dụng thần).
c - Nếu can và chi của gỗ lựu ở trạng thái tĩnh hay can của gỗ lựu thất lệnh và nhược ở tuế vận hay gỗ lựu bị khắc bởi một lực có 1 đh thì điểm hạn này có thể là 0đh (?).
207/1 - Mặt trời khắc đất trên tường, lửa đèn, gỗ liễu, kim trang sức, mỗi lực có max 1đh. Lửa sấm sét khắc Kim lưỡi kiếm, đất trên thành....mỗi lực có max 1đh (xem bảng phía dưới).
208/37 - Gỗ đồng bằng khắc gỗ dâu có max 0,25đh.
209/13 - Đất ven đường, đất dịch chuyển, đất trên thành, đất mái nhà và đất trên tường khắc nước mưa, mỗi lực có max 1đh.
210/38 - Mỗi nạp âm khắc các nạp âm khác có max 2đh.
211/7 – Các loại nạp âm có hành là Thủy không khắc được lửa dưới núi. Lửa dưới núi không khắc được kim trang sức. Nước khe và nước suối khắc nước sông, mỗi lực có 0,25đh, còn nước mưa và nước sông khắc nước sông, mỗi lực có ... ?
212/11 - Đất trên thành, đất ven đường, đất mái nhà và đất trên tường khắc nước khe núi, mỗi lực có max 0,5đh, riêng đất dịch chuyển khắc nước khe núi có max 0,75đh
Giải thích: Nước khe núi thực chất bởi 2 phần, phần ở phía trên vẫn còn là xương mù, còn phần ở dưới là phần xương mù đã ngưng tụ thành các hạt nước rơi xuống tạo thành các dòng nước nhỏ chẩy ở vách đá và dưới khe núi. Cho nên đất trên thành, đất trên tường, đất ven đường hay đất mái nhà chỉ khắc được phần nước chẩy ở vách núi và khe núi còn phần xương mù phía trên không khắc được, do vậy chỉ gây ra 0,5đh là hợp lý. Chỉ có đất dịch chuyển (có thể coi như là bụi và dung nham của núi lửa (?)) khắc nước khe có 0,75đh (vì là bụi và dung nham của núi lửa dịch chuyển, nên phần bụi khắc được một phần sương mù phía trên nên có thêm 0,25đh).
213/30 - Đất trên thành, đất ven đường, đất mái nhà đất, trên tường và đất dịch chuyển khắc nước sông và suối, mỗi lực có max 1đh.
214/47a - Nếu can và chi của nạp âm đều bị hợp nhưng chỉ có can của nạp âm hợp với tuế vận mà nó có hành giống với hành của nạp âm và nó không bị khắc bởi chi cùng trụ thì lực khắc của nạp âm này với các nạp âm khác bị giảm 1/2 đh (?).
215/127 - Tại năm sinh, nạp âm của trụ năm và lưu niên khắc các nạp âm khác bị giảm ½ đh.
216/(6;46) - Nếu can và chi của nạp âm đều bị hợp nhưng chỉ có can hay chi của nó hợp với tuế vận và tổ hợp này phải hóa cục thì lực khắc của nạp âm này với các nạp âm khác mới bị giảm ¼ đh, nhưng nếu chi của nó hợp với tuế vận hóa cục có cùng hành với nạp âm này thì lực khắc này không bị giảm.
217/(9;24) – Nếu can và chi của nạp âm đều bị tuế vận hợp thì lực khắc của nạp âm này với các nạp âm khác bị giảm ½ điểm hạn nhưng nếu chi của nó hợp với tuế vận hóa cục có hành giống với hành của nạp âm này thì lực khắc này không bị giảm.
218/(4;31;16) – Nạp âm tiểu vận khắc nạp âm đại vận bị giảm ½ đh và nạp âm đại vận hay lưu niên khắc nạp âm tiểu vận bị giảm ¾ đh
219/46 - Nếu các nạp âm của nước sông và nước suối trong tứ trụ có các can của chúng được lệnh và vượng ở lưu niên hay chúng ở tuế vận mà vượng ở tuế vận thì lực khắc của chúng với các nạp âm khác không bị giảm mặc dù chúng bị khắc bởi các nạp âm khác.
Giải thích: Nếu can của các nạp âm là nước suối hay nước sông thất lệnh hay không vượng ở lưu niên nên chúng có ít nước, khi chúng bị các con đê chặn lại (bị khắc bởi các loại nạp âm là Thổ) thì chúng không thể tràn qua các con đê để khắc được các nạp âm khác như lửa đỉnh núi.
220/50 - Nếu nạp âm của 1 trụ bị khắc nhưng không có điểm hạn thì trụ đó được xem như nó không bị khắc.
221/(33;105) – Nếu không có lửa đèn tác động tới các nạp âm là gỗ thì khi các nạp âm là gỗ khắc kim giá đèn có 0,5đh chỉ khi can của chúng ở các trạng thái Lộc hay Kình Dương tại lưu niên (trừ gỗ lựu, có thể lực khắc của gỗ lựu bị giảm bởi vì can chi của gỗ lựu cùng có hành kim), còn nếu các nạp âm này ở trong tứ trụ mà các can của chúng nhược ở tuế vận thì chúng khắc kim giá đèn ở trong tứ trụ có 0,5đh chỉ khi các can của chúng phải ở trạng thái Lộc hay Kình Dương của lệnh tháng (trừ gỗ lựu). Ngoài 2 trường hợp này chúng khắc kim giá đèn chỉ có max 0,25đh.
Bảng điểm hạn của các nạp âm khắc nhau
[img]http://farm7.staticflickr.com/6164/6168015524_010701c976_z.jpg[/img]
[img]http://farm7.staticflickr.com/6173/6168017944_95cac0a2a0_z.jpg[/img]
Chú ý :
1 – Kim giá đèn * xem giả thiết 221/(33;105).
2 - Dấu * của Gỗ Lựu có thể từ -1đh tới +1đh.
3 - Các điểm hạn trong bảng này là lớn nhất khi chúng khắc nhau (tức can của chúng vượng ở lưu niên) mà tôi đã tìm ra được từ trong các ví dụ đã xẩy ra trong thực tế, tuy nhiên số ví dụ để kiểm tra chúng là quá ít, vì vậy các điểm hạn này có thể chưa chính xác.
4 - Ở đây tôi mới tìm được 1 trường hợp của nạp âm gỗ lựu gặp lửa mặt trời trong một vài trường hợp có điểm hạn âm.
Hy vọng bạn đọc có thể giúp tôi tìm thêm các điểm hạn mang dấu âm và dương mới cũng như kiểm tra lại tất cả các điểm hạn trong cuốn sách này.Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
-
29-10-12, 17:48 #15
Ví dụ mẫu:
Ví dụ 46 (trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ"): Tứ trụ của minh tinh màn bạc Hollywood Christopher Reeve (thủ vai Superman).
[img]http://farm7.staticflickr.com/6151/6167522495_5752a317ca_z.jpg[/img]
Ngày 27/5/1995 là năm Ất Hợi thuộc đại vận Quý Sửu và tiểu vận Quý Sửu.
1 - Mệnh này Thân nhược mà Kim là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn/ Nhâm ở trụ năm.
2 – Trong tứ trụ có ngũ hợp của Giáp với Kỷ không hóa, lục hợp của Thìn với Dậu hóa Kim và bán hợp của Ngọ với Tuất không hóa (với nam, trong tứ trụ có 3 tổ hợp thường là người nổi tiếng).
Vào đại vận Quý Sửu và đến năm Ất Hợi có ngũ hợp của Ất trụ giờ với Canh ở lưu niên hóa Kim nên phải tính lại điểm vượng vùng tâm. Sau khi tính lại và tính thêm điểm vượng của tuế vận, kỵ thần Kim có 18,1đv, còn các hành khác không thay đổi. Do vậy Kim là kỵ vượng, vì vậy Kim cục có 0,5đh, Ất và Canh mỗi can và chi có 0,5đh kỵ vượng.
3 - Dụng thần Nhâm vượng ở lưu niên có -1đh .
4 - Nhật can Giáp vượng ở lưu niên có -1đh .
5 - Lửa đỉnh núi của trụ ngày có Giáp vượng ở lưu niên khắc được đất dịch chuyển của trụ tháng có 1đh, vì vậy đất dịch chuyển thành vô dụng (vì sao thì tôi chưa giải thích được, chỉ thấy áp dụng như vậy thì mới đúng cho các ví dụ tương tự khác).
Lửa đỉnh núi của lưu niên có Ất nhược ở tuế vận nên thành vô dụng.
Đất ven đường của trụ giờ có Canh được lệnh nên khắc được nước sông có 1đh nhưng vì can chi của nạp âm đều bị hợp nhưng chỉ có Canh hợp với tuế vận hóa Kim, nếu sử dụng giả thiết 216/6 thì lực khắc này chỉ bị giảm ¼ đh còn 1.3/4.đh = 0,75đh.
Nếu sử dụng giả thiết 219/46 thì nước sông có Nhâm được lệnh và vượng ở lưu niên khắc lửa đỉnh núi của trụ ngày và lưu niên mỗi lực có 1đh
6 – Trong tứ trụ đã có Thìn, Dậu và Ngọ đến năm Hợi có đủ tứ tự hình nên có 1đh.
Tổng số có 5đh. Số điểm này có thể chấp nhận được (vì các bác sĩ giỏi cấp cứu kịp thời, sự giải cứu này tương đương với khoảng -0,1đh, vì vậy anh ta mới thoát chết).
Các nguyên nhân chính gây ra hạn này bởi các điểm hạn của các nạp âm, tứ hình và do Kim quá vượng. Do vậy ta phải dùng Thủy để giải cứu (vì Thân Mộc là nhược) và kết hợp với giải cứu về tứ hình (giống như hình và hại).
Hạn đã xẩy ra vào tháng Tân Tị bởi vì nó TKĐK với lưu niên Ất Hợi và nó là tháng và mùa mà dụng thần Thủy ở tử tuyệt, còn Kim bắt đầu vượng, vì vậy Thủy không có khả năng làm dụng thần thông quan để hóa Kim sinh cho Thân (Mộc).
Christopher Reeve mất ngày 10/10/2004, đó là năm Giáp Thân thuộc đại vận Giáp Dần, tiểu vận Quý Hợi.
[img]http://farm7.staticflickr.com/6153/6167489215_60535ea65d_z.jpg[/img]
1 – Trong tứ trụ có:
Lục hợp của Thìn với Dậu hóa Kim:
Ngũ hợp của Giáp với Kỷ và bán hợp của Ngọ với tuất là không hóa.
Vào đại vận Giáp Dần có:
Tam hợp Dần Ngọ Tuất không hóa.
Ngũ hợp của Giáp đại vận và Giáp trụ ngày với Kỷ trụ tháng.
Đến năm Giáp Thân có:
Tam hội Thân Dậu Tuất hóa Kim (vì theo quy tắc ưu tiên lục hợp Kim bị phá bởi tam hội Kim là cùng hành và tam hợp Dần Ngọ Tuất bị phá vì nó không hóa cục).
Lục hợp của Hợi tiểu vận với Dần đại vận không hóa bởi vì Kim cục có trước đã ngăn cản.
Bởi vì Kim cục trong tứ trụ bị phá và chi Dậu của nó hợp với tuế vận hóa cục nên phải tính lại điểm vượng vùng tâm. Sau khi tính lại và tính thêm điểm vượng của tuế vận, kỵ thần Kim có 29,9đv, còn hỷ thần Mộc có 18,47đv. Do vậy Kim có điểm kỵ vượng. Tam hợp Kim cục có 0,75đv và Thân thái tuế có 0,5đh kỵ vượng.
Lục hợp Kim cục có 2 chi trong tứ trụ bị phá có -0,5đh, chi Thìn có 1đh và chi Dậu có 0,5đh.
2 - Dụng thần Nhâm vượng ở lưu niên có -1đh.
3 - Nhật can Giáp vượng ở lưu niên có -1đh.
4 – Giáp đại vận và Giáp lưu niên chỉ vượng ở đại vận nên mỗi Giáp có -0,25đh can động và khắc Kỷ, vì vậy mỗi lực khắc có 0,25đh.
Giáp trụ ngày thất lệnh chỉ vượng ở đại vận nên có -0,25đh và khắc Kỷ có 0,25đh.
5 - Lửa đỉnh núi của trụ ngày có Giáp thất lệnh chỉ vượng ở đại vận nên chỉ khắc được đất dịch chuyển của trụ tháng có 0,25.1/2.đh = 0,13đh (bởi vì Giáp đã dùng mất 0,5đh và can chi của nạp âm đều hợp với tuế vận).
Nếu sử dụng giả thiết 213/30 thì đất dịch chuyển của trụ tháng có Kỷ được lệnh và vượng ở lưu niên khắc được nước sông của trụ năm và nước suối của đại vận, mỗi lực có 1.1/2.87%đh = 0,44đh (vì can chi của nạp âm đều hợp với tuế vận và bị lửa đỉnh núi khắc mất 13%đh).
Đất ven đường của trụ giờ có Canh được lệnh và vượng ở lưu niên khắc được nước sông và nước suối, vì vậy mỗi lực có 1đh.
Nếu sử dụng giả thiết 219/46 thì nước sông của trụ năm có can Nhâm được lệnh lại vượng ở lưu khắc lửa đỉnh núi của trụ ngày có 1đh (mặc dù nó bị khắc bởi các loại nạp âm là Thổ).
Nước suối của đại vận có Giáp chỉ vượng ở đại vận nên nó không thể khắc được lửa đỉnh núi (vì nó bị khắc 1đp bởi đất ven đường).
Tổng số có 6,26đh. Tam hội kim cục ngoài tứ trụ có 2 chi khác nhau trong tứ trụ, vì vậy điểm hạn được giảm 1đh. Do vậy tổng số chỉ còn 5,26đh. Số điểm này chấp nhận được.
Các nguyên nhân chính gây ra hạn này bởi các điểm hạn của các nạp âm và Kim quá vượng. Do vậy ta phải dùng Thủy để giải cứu.
Trong tứ trụ có Dậu và Tuất hợp với Thân thái tuế hóa Kim cục đã gây ra tai họa, vì vậy tai họa dễ xẩy ra vào các tháng Dậu hay Tuất. Ở đây, tại sao tai họa không xẩy ra vào tháng Quý Dậu mà lại xẩy ra vào tháng Giáp Tuất ? Có thể giữa tứ trụ với tuế vận có 3 Giáp hợp với Kỷ trụ tháng, vì vậy vào tháng Giáp Tuất, có thêm Giáp đã tác động tới Kỷ thì tai họa mới xẩy ra (?)thay đổi nội dung bởi: VULONG, 29-10-12 lúc 19:08
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
-
29-10-12, 17:51 #16
Bài 24 – Tính lại điểm vượng trong vùng tâm và điểm kỵ vượng
Y1 – Tính lại điểm vượng trong vùng tâm và điểm kỵ vượng
Đây là phần quan trọng nhất của phương pháp tính điểm hạn này. Thường thì các can chi trong tứ trụ không thay đổi hành của chúng nên điểm vượng vùng tâm của chúng không thay đổi, nhưng vào một năm nào đó can chi trong tứ trụ có sự hợp hóa thành hành khác thì điểm vượng vùng tâm của chúng có thể bị thay đổi. Trong một số trường hợp can chi trong tứ trụ thay đổi hành của chúng thì điểm vượng vùng tâm của các hành phải được tính lại. Sau đó ta phải xác định lại dụng thần và điểm hạn của các hành. Tiếp theo có thể ta phải tính thêm điểm vượng của các can chi động ở tuế vận và tiểu vận để xác định chính xác độ lớn của các hành ở năm đó (điểm vượng tính thêm ở tuế vận này không có khả năng làm thay đổi dụng thần cũng như điểm hạn của các hành, trừ một vài trường hợp ngoại lệ).
A – Hành kỵ 1 và hành kỵ vượng
Nếu 1 hành là kỵ thần có điểm vượng vùng tâm (hay sau khi tính lại hoặc tính thêm các can và chi động ở tuế vận) lớn hơn các kỵ thần khác thì nó được gọi là hành kỵ 1 và nếu nó lớn hơn các hành là hỷ dụng thần từ 10đv trở lên thì nó được gọi là hành kỵ vượng và can hay chi của nó trong một số trường hợp có điểm hạn và các điểm hạn này được gọi là các điểm kỵ vượng.
B - Tính lại điểm vượng trong vùng tâm
Cách tính lại các điểm vượng trong vùng tâm là lấy chính điểm vượng trong vùng tâm của các can hay các chi này từ khi mới sinh (điểm vượng này được tính từ khi mới sinh nên chúng không bao giờ thay đổi). Do vậy nếu 1 can hay 1 chi trong tứ trụ hợp với tuế vận hóa cục có hành khác với hành của can hay chi này thì hành của hóa cục đó được thêm số điểm của các can hay chi này còn hành của các can hay chi này bị giảm đi số điểm như vậy. Điểm vượng trong vùng tâm của các hành thay đổi, vì vậy dụng thần hay điểm hạn của các hành trong vùng tâm có thể thay đổi. Đối với các sách cổ về mệnh học thì dụng thần thay đổi là phần khó nhất, nhưng với phương pháp này thì nó không phải là quá khó.
1B - Điểm vượng trong vùng tâm phải tính lại trong các trường hợp sau :
1/(10;35;86;206) - Nếu có ít nhất 1 can trong tứ trụ hợp với tuế vận hóa cục. Khi đó các can chi động trong tứ trụ được tính như bình thường và các điểm vượng ở lưu niên của các can ở tuế vận hợp với các can trong tứ trụ hóa cục cũng được tính vào trong vùng tâm, nhưng các điểm vượng ở lưu niên của các chi ở tuế vận hợp với các chi trong tứ trụ hóa cục không được tính vào trong vùng tâm.
2/ - Tất cả các can chi của tuế vận hóa cục có cùng hành mà có hóa cục liên kết giữa Tứ Trụ với tuế vận (?).
Riêng trường hợp này thì sau khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm và tính thêm điểm vượng ở tuế vận, điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành được xác định như từ khi mới sinh (nghĩa là các can chi ở tuế vận hóa cục được xem như ở trong Tứ Trụ từ khi mới sinh).
3/30 - Nếu các can của tuế vận và can tiểu vận hóa cục mà có thêm hóa cục của các địa chi có cùng hành liên kết giữa tứ trụ với tuế vận.
4/13 - Trong tứ trụ có hóa cục từ khi mới sinh nếu nó hợp với tuế vận hóa cục có cùng hành.
5/6 - Giữa tứ trụ với tuế vận có các hóa cục, trong đó có ít nhất 2 chi ở trong tứ trụ của các hóa cục này thay đổi hành của chúng.
6/29 - Hóa cục trong tứ trụ từ khi mới sinh bị phá mà có ít nhất 1 chi của nó hợp với tuế vận hóa cục.
7/9 – Các chi tuế vận đều hóa cục có cùng hành và có tổ hợp của thiên can liên kết tứ trụ với tuế vận.
2B - Điểm vượng vùng tâm không phải tính lại
8/28 - Nếu các chi trong tứ trụ ở trong hay ở ngoài các tổ hợp không hóa thì khi chúng hợp với tuế vận hóa cục mà trong chúng chỉ có 1 chi trong tứ trụ của các hóa cục này thay đổi hành.
9/53 - Các tổ hợp của các địa chi trong tứ trụ không hợp với tuế vận hóa cục (khi có thần dẫn ở tuế vận) hoặc chúng bị phá (kể cả chúng hóa cục từ khi mới sinh).
3B – Tính thêm điểm vượng của các can chi động ở tuế vận
(Các can chi ở tuế vận và tiểu vận được xem là động khi nó xung, khắc hay hợp với các can chi khác)
10/6 – Sau khi tính lại các điểm vượng trong vùng tâm (chỉ xét các can chi trong tứ trụ và các can ở tuế vận hợp với các can trong tứ trụ hóa cục) nếu hành kỵ thần 1 ở trạng thái động thì phải tính thêm điểm vượng của các can chi động ở tuế vận (viết tắt là tính thêm điểm vượng ở tuế vận), nếu hành kỵ 1 là tĩnh thì không phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận (trừ một vài trường hợp ngoại lệ như câu 11/30...).
11/30 - Sau khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm nếu một hành là kỵ thần nhưng không phải là kỵ 1 hay hành kỵ 1 là tĩnh, mà các hóa cục của nó có tổng cộng từ 6 can chi trở lên thì phải tính thêm điểm vượng tuế vận (đây là một trường hợp ngoại lệ).
11a/ - Nếu tính lại điểm vượng vùng tâm mà Thân vượng thì khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận, quan sát không bao giờ là kỵ 1 hay kỵ vượng cho dù nó lớn hơn các hành khác từ 10đv trở lên.
12/50 - Nếu tính lại điểm vượng vùng tâm mà Thân thay đổi hay không thay đổi thì khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận, điểm hạn của các hành sẽ không thay đổi (trừ các trường hợp ngoại lệ: 2/ ; 12a/215; 29/(98;99) ;...), nói chung hành kỵ vượng sẽ mất nếu điểm vượng của nó nhỏ hơn điểm vượng của hỷ dụng thần, nhưng nếu nó có tam hợp hay tam hội cục trong Tứ Trụ thì các điểm kỵ vượng của nó chỉ bị giảm 50% nếu điểm vượng của hành kỵ vượng này không nhỏ hơn điểm vượng của hỷ dụng thần 10đv (?).
12a/215 - Nếu tính lại điểm vượng trong vùng tâm mà cách "Lưỡng Vượng" (kể cả các cách độc vượng (?)) bị phá thì sau khi tính thêm các điểm vượng ở tuế vận điểm hạn của ngũ hành mới có thể được thay đổi như bình thường.Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:
thucnguyen (08-11-12),trung1521980 (26-11-13)
-
29-10-12, 17:52 #17
4B - Cách tính thêm điểm vượng ở tuế vận
13a/ - Điểm vượng của can đại vận cũng như can và chi của lưu niên chính là điểm vượng của chúng tại lưu niên (nghĩa là tại chi của lưu niên (thái tuế) và xem thái tuế như lệnh tháng), chúng được viết ngắn điểm vượng của chúng tại lưu niên, nhưng với chi của lưu niên thì số điểm vượng này được tăng gấp đôi, trừ trường hợp trong tứ trụ không tồn tại hành của nó (kể cả can tàng là tạp khí) - (ví dụ 197), còn với can lưu niên thì số điểm vượng này cũng được tăng gấp đôi, trừ khi nó hợp với can trong tứ trụ hóa cục (ví dụ 212).
13b/ - Điểm vượng của can tiểu vận chính là điểm vượng của nó tại tiểu vận (nghĩa là tại chi của tiểu vận và xem chi tiểu vận như lệnh tháng).
13c/ – Điểm vượng của chi đại vận và chi tiểu vận là điểm vượng trung bình của chúng tại đại vận (nghĩa là tại chi của đại vận và xem chi đại vận như lệnh tháng) và 2 lần điểm vượng của chúng tại lưu niên (thái tuế).
13d/208 - Nếu Nhật can hợp với tuế vận hóa thành cục nhưng điểm hạn của hóa cục này bị các can khắc mất hết hoặc chúng hóa thành cục có hành khác với hành của Nhật can thì điểm vượng trong vùng tâm từ khi mới sinh của Nhật can không bị mất và hành mới hóa cục không được thêm số điểm này.
. 13e/ - Nếu các can là tranh hợp thật thì các can này không có điểm vượng (?).
13f/10 - Nếu điểm hạn của hóa cục bị khắc mất x% thì chỉ có các điểm vượng của các can (hay các chi ?) có điểm hạn của hóa cục này mới bị giảm x%, nhưng các điểm kỵ vượng của chúng (nếu có) không bị giảm.
Ví dụ : Nếu đại vận là Bính Thân, tiểu vận là Kỷ Dậu và năm Nhâm Ngọ thì điểm vượng của các can chi này ở năm Nhâm Ngọ được tính như sau:
1 - Kỷ tiểu vận có 6đv tại Dậu tiểu vận .
2 - Bính đại vận có 10đv tại Ngọ của lưu niên (thái tuế).
3 - Nhâm lưu niên có 4,1đv tại Ngọ lưu niên nhưng nó được tăng gấp đôi thành 4,1.2đv, nếu Nhâm hợp với can trong tứ trụ hóa cục thì điểm vượng này không được gấp đôi.
4 - Ngọ lưu niên có 10đv tại chi Ngọ lưu niên nhưng nó được tăng gấp đôi thành 10.2đv
5 - Dậu tiểu vận có 10đv tại Thân của đại vận và 4,8đv tại Ngọ của lưu niên nhưng nó được gấp đôi thành 2.4,8đv, vì vậy điểm vượng của Dậu ở lưu niên là (10đv + 4,8.2đv).1/3 đv = 6,53đv.
6 – Thân đại vận có 9đv tại Thân của đại vận và 7.2đv = 1,4đv tại Ngọ của lưu niên, vì vậy điểm vượng của Thân ở lưu niên là (9đv + 7.2đv).1/3 = 7,67đv.
C – Hành và điểm kỵ vượng
14/6 - Nếu một hành là kỵ 1 có điểm vượng vùng tâm (hay sau khi tính lại điểm vượng của vùng tâm hoặc sau khi tính thêm điểm vượng của tuế vận) lớn hơn hỷ dụng thần từ 10đv (sai số có thể từ -0,05đv tới +0,05đv) trở lên thì hành đó được gọi là hành kỵ vượng và nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần từ 10đv đến 19,99đv thì mỗi can hay chi (trừ các chi trong tứ trụ) của hành kỵ vượng có thể có điểm (hạn) kỵ vượng bằng đúng điểm hạn của hành của nó (chú ý điểm kỵ vượng của can hay chi tiểu vận chỉ bằng ½ ), còn nếu nó lớn hơn từ 20đv trở lên thì mỗi can chi của nó có thể có điểm kỵ vượng gấp 2 lần số điểm hạn của hành của nó, trừ các giả thiết 14a/135; 22/17; 23/8; 24/11...)..
14a/135 - Nếu dưới 12 tháng tuổi thì điểm kỵ vượng không được tăng gấp đôi mặc dù hành kỵ vượng lớn hơn hỷ dụng thần 20đv trở lên.
15/9 - Nếu can đại vận là kỵ vượng khi khắc được can trong tứ trụ mới có điểm kỵ vượng (kể cả khi nó bị hợp), khi đó các can kỵ vượng ở các vị chí khác có điểm kỵ vượng chỉ khi chúng ở trong các trạng thái động.
16/(12;176) - Các can trong tứ trụ là kỵ vượng bị can đại vận khắc thì chúng mới có điểm kỵ vượng, khi đó các can kỵ vượng khác ở trong trạng thái động mới có điểm kỵ vượng. Điểm kỵ vượng của các can bị khắc giảm tỷ lệ thuận theo các lực khắc chúng.
17/67a - Nếu can đại vận là kỵ vượng hợp với can trong tứ trụ thì nó có điểm kỵ vượng chỉ khi nó bị khắc bởi can trong tứ trụ có hành của dụng thần, khi đó các can khác trong tổ hợp này là kỵ vượng mới có điểm kỵ vượng.
18/12 - Nếu các chi trong tứ trụ, tuế vận và tiểu vận là kỵ vượng xung khắc nhau thì chỉ có các chi ở tuế vận, tiểu vận mới có điểm kỵ vượng. Các điểm kỵ vượng của các chi không bị giảm khi chúng bị xung hay bị khắc.
19/10 - Nếu các can ở trong các hóa cục giữa tứ trụ với tuế vận hay giữa tuế vận và tiểu vận mà hành của các hóa cục này là kỵ vượng thì chúng có điểm kỵ vượng.
20/8 - Nếu các chi ở tuế vận hay tiểu vận ở trong các hóa cục mà hành của các hóa cục này là kỵ vượng thì chúng có điểm kỵ vượng.
21/(10;101) - Điểm kỵ vượng của các can hay các chi trong hóa cục không bị giảm khi điểm hạn hóa cục của chúng bị khắc.
22/17 - Một hành sau khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận mới là kỵ 1 và nếu nó là kỵ vượng thì các điểm kỵ vượng này không được tăng gấp đôi mặc dù nó có 20đv nhiều hơn hỷ dụng thần
23/8 - Nếu sau khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm mà một hành mới là kỵ 1 và khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận mà nó vẫn là kỵ 1 thì mặc dù nó lớn hơn hỷ dụng thần từ 20đv trở lên, các điểm kỵ vượng của nó không được tăng gấp đôi.
24/11 - Nếu điểm vượng vùng tâm của kỵ 1 từ khi mới sinh không lớn hơn điểm vượng vùng tâm của hỷ dụng thần và khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận mà nó vẫn là kỵ 1 thì mặc dù nó lớn hơn hỷ dụng thần từ 20đv trở lên, điểm kỵ vượng của nó không được tăng gấp đôi.
25/210a – Sau khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận, hành kỵ vượng sẽ mất nếu điểm vượng của nó nhỏ hơn điểm vượng của các hành là hỷ dụng thần hoặc nó nhỏ hơn hành kỵ thần mới (sau khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận) ít nhất 10đv.
26/15 - Nếu điểm kỵ vượng vẫn được tăng gấp đôi cả khi tính lại điểm vượng vùng tâm thì khi tính thêm điểm vượng tuế vận nếu điểm vượng của hỷ dụng thần không lớn hơn điểm vượng của kỵ vượng thì điểm kỵ vượng vẫn được tăng gấp đôi.
D - Các trường hợp ngoại lệ
27/12 – Nếu tứ trụ nó có Thân nhược và kiêu ấn lớn hơn Thân từ 20đv trở lên thì kiêu ấn là kỵ thần có +0,5đh và nó là kỵ vượng chỉ khi nó lớn hơn kỵ 1 từ 10đv trở lên và các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi nếu nó lớn hơn Thân từ 30đv trở lên.
28/100 – Thân nhược và khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm hay tính thêm điểm vượng ở tuế vận, Kiêu Ấn trở thành kỵ thần có 0,5đh, nếu nó lớn hơn Thân ít nhất 20đv. Nhưng nếu tính lại điểm vượng trong vùng tâm, Kiêu Ấn chỉ được thêm không quá 10đv mà nó đã lớn hơn Thân 20đv thì Kiêu Ấn trở thành kỵ thần chỉ có 0,38đh và Kiêu Ấn trở thành kỵ vượng.... giống như giả thiết 27/12.
29/(98;99) - Nếu Thân nhược mà Nhật can bị khắc hay bị hợp, khi kiêu ấn có 1 hóa cục có ít nhất 6 chi thì ta phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm và tính thêm điểm vượng ở tuế vận (kể cả khi kỵ 1 là tĩnh), khi đó nếu kiêu ấn lớn hơn Thân từ 20đv trở lên thì nó trở thành kỵ thần có +0,5đh, và nó có điểm kỵ vượng chỉ khi nó lớn hơn kỵ 1 từ 10đv trở lên và các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi nếu nó lớn hơn Thân từ 30đv trở lên (các bán hợp hay lục hợp hóa cục của Kiêu Ấn có từ 6 chi trở lên thì chưa có ví dụ để nghiên cứu).
30/(18;158) – Nếu hành của tam hội cục có thái tuế là kỵ 1 mà nó có hành giống với hành của can và chi của lưu niên (khi chúng chưa hóa cục) thì điểm kỵ vượng của nó được tăng 5/4 nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần ít nhất 10đv, 2 lần nếu nó lớn hơn hỷ dụng ít nhất 20đv, 3 lần nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần ít nhất 30đv, 4 lần nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần ít nhất 40đv, 5 lần nếu....(kể cả khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận và tính lại điểm vượng vùng tâm mà Thân bị thay đổi (nghĩa là Thân từ vượng trở thành nhược hay ngược lại)).thay đổi nội dung bởi: VULONG, 29-10-12 lúc 18:17
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:
thucnguyen (08-11-12),trung1521980 (26-11-13)
-
29-10-12, 17:53 #18
Ví dụ mẫu
Ví dụ 6 (trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ"): Nam sinh ngày 25/9/1990 lúc 13,00’. Tháng 7/1991 bị mổ u não may thoát chết.
[img]http://farm7.staticflickr.com/6162/6194434086_8db44b7530_z.jpg[/img]
Tháng 8/1991 là năm Tân Mùi thuộc đại vận (tức tiểu vận) Kỷ Mùi.
1 - Mệnh này Thân nhược mà Quan Sát Thổ là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên phải là Kiêu Ấn/ Canh ở trụ năm.
2 – Trong tứ trụ có Tị hợp với Dậu và Ất hợp với Canh đều hóa Kim.
Vào đại vận Kỷ Mùi và năm Tân Mùi, 2 Mùi hợp với 2 Ngọ hóa Thổ (bởi vì bán hợp Kim của Tị với Dậu trong tứ trụ không bị phá nên tam hội Tị Ngọ Mùi không thể được tạo thành).
Nếu sử dụng giả thiết 5/6 thì trong Thổ cục có 2 chi Ngọ ở trong tứ trụ thay đổi hành của chúng nên điểm vượng vùng tâm phải được tính lại. Thổ có 4đv được thêm 1,5đv của Ngọ trụ năm và 1,8đv của Ngọ trụ giờ thành 7,3đv. Hỏa có 3,3đv, nó bị mất hết (vì hóa thành Thổ). Vì vậy Thổ vẫn là kỵ 1.
Bán hợp Thổ cục có 1đh và có thêm 0,25đh (vì Thổ cục có chi thứ 4).
Nếu sử dụng giả thiết 114/6 thì Thổ cục là kỵ thần không sinh được cho Kim cục là hỷ dụng thần.
3 - Dụng thần Canh vượng ở lưu nên có -1đh.
4 - Nếu sử dụng giả thiết 61/6 thì Nhật can Quý mộ ở đại vận có 1đh (vì Thân nhược) và Quý mộ ở lưu niên có 1đh.
5 – Tân lưu niên có 1 cát thần có -0,25đh.
6 - Nếu sử dụng giả thiết 216/6 thì đất ven đường của trụ năm có Canh được lệnh nên khắc nước sông của trụ ngày có 1đh (không bị giảm ¼ đh, vì mặc dù can và chi của nạp âm này đều bị hợp nhưng có chi Ngọ của nó hợp với tuế vận hóa Thổ có hành giống với hành của nạp âm).
Đất trên tường đại vận có Kỷ vượng ở lưu niên khắc nước sông có 1đh.
Tổng số là 4,00đh. Số điểm này không thể chấp nhận được.
Để phù hợp với thực tế của ví dụ này ta phải đưa ra áp dụng giả thiết 10/6 thì sau khi tính lại điểm vượng vùng tâm Thổ vẫn là kỵ 1 và động nên phải tính thêm các điểm vượng ở tuế vận. Thổ có 7,43đv được thêm 8đv của Mùi đại vận và 8.2đv của Mùi lưu niên, vì vậy (hành) Thổ tại năm Tân Mùi có 7,43đv +24đv = 31,43đv (can Tân và Kỷ ở tuế vận không động nên điểm vượng của chúng không được tính).
Để phù hợp với thực tế của ví dụ này ta phải đưa ra áp dụng tiếp các giả thiết 13a/ và 14/6 thì Thổ là kỵ vượng, vì vậy mỗi chi Mùi ở tuế vận có 0,5đh kỵ vượng (chú ý : Nếu điểm vượng tại lưu niên của Mùi thái tuế không được tăng gấp đôi thì Thổ không phải là kỵ vượng). Tổng số là 5,00đh. Số điểm này mới có thể chấp nhận được (vì phương pháp này có sai số từ -0,1đh đến +0,1đh).
Các nguyên nhân chính gây ra tai họa này bởi các điểm hạn của nạp âm và Thổ quá vượng. Do vậy ta phải dùng Thủy để giải cứu, bởi vì Thủy là hành của Thân và nó có thể hóa Kim (Kim khá mạnh đủ để hóa Thổ để sinh cho Thủy, vì vậy nó không cần thêm) để sinh cho Mộc, Mộc trở thành vượng mới có thể chế ngự được kỵ thần Thổ (bởi vì Mộc là kỵ thần nhưng nó quá yếu mà Thổ thì quá vượng).
Trong tứ trụ có Ngọ hợp với Mùi thái tuế hóa Thổ gây ra hạn cho nên tai họa dễ xẩy ra vào tháng Ngọ nhưng ở đây nó đã xẩy ra vào tháng Mùi bởi vì tháng Mùi là tháng mà Mộc nhập Mộ và nó đã tác động với 2 Ngọ trong tứ trụ làm cho tai họa xẩy ra.
Ất (Mộc) trong tứ trụ ở trạng thái tử tuyệt và nó bị hóa thành Kim mà Kim là quá vượng còn được Thổ cục sinh cho, vì vậy nó cực vượng còn Mộc nhập mộ 3 lần (ở đại vận, lưu niên và tháng Mùi). Do vậy người này bị khối u ở não (vì Mộc đại diện cho đầu, thần kinh, gan...).
Qua ví dụ này chúng ta nhận thấy nếu một hành quá nhược thì nó không cần phải bị khắc hay bị phản khắc bởi một hành khác, nó vẫn có thể gây ra tai họa liên quan tới hành đó.
- Nếu không có điểm kỵ vượng thì điểm hạn quá thấp nên không thể chấp nhận được.
- Nếu tam hội Tị Ngọ Mùi phá được Kim cục thì cũng không hóa được Hỏa (vì không có thần dẫn) thì điểm hạn quá thấp cũng không thể chấp nhận được.
- Nếu Thổ cục là kỵ thần sinh được cho Kim cục là hỷ dụng thần thì điểm hạn quá thấp cũng không thể chấp nhận được.
- Nếu lực khắc của nạp âm vẫn bị giảm ¼ thì tổng điểm hạn là 4,75 có thể là hơi thấp.thay đổi nội dung bởi: VULONG, 29-10-12 lúc 19:09
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:
thucnguyen (08-11-12),trung1521980 (26-11-13)
-
29-10-12, 17:58 #19
Các ví dụ mẫu
Ví dụ 18 (trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ"): Bé trai sinh ngày 6/1/1983 lúc 0,00’ sáng. Chết vào tháng 7 năm 1983.
[img]http://farm7.staticflickr.com/6176/6196566340_37d9a1d9a3_z.jpg[/img]
Tháng 7/1983 là năm Quý Hợi thuộc đại vận Quý Sửu (tiểu vận Quý Sửu).
1 - Tứ trụ này có Thân vượng và kiêu ấn nhiều, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là tài tinh Mậu tàng trong Tuất trụ năm. Thủy là kỵ vượng.
2 - Nếu sử dụng giả thiết 30/(18;158), 105/18 và 123/6 thì vào đại vận Quý Sửu và năm Quý Hợi, giữa tứ trụ với tuế vận có tam hội Hợi Tý Sửu hóa Thủy cục có 4 chi có (1.2 + 0,25)đh = 2,25đva, Sửu và Hợi ở tuế vận, mỗi chi có 0,5.5/4đh = 0,63đh kỵ vượng (bởi vì Ngọ trụ ngày xung gần 2 Tý trong tứ trụ không thể phá được tam hội có 4 chi, cũng như điểm hạn của Thủy cục được tăng gấp đôi và điểm kỵ vượng được tăng 1/4)
3 - Dụng thần Mậu tử tuyệt ở lưu niên có 1đh.
4 - Nhật can Giáp vượng ở lưu niên có -1đh.
5 – 2 Quý ở tuế vận, mỗi Quý có 1 cát thần có -0,25đh.
6 - Nước biển ở trụ năm và lưu niên có Nhâm và Quý vượng ở lưu niên khắc kim trong cát, mỗi lực có 1đh.
Tổng số là 5,01đh. Số điểm này là chấp nhận được. Từ ví dụ này chúng ta khẳng định tam hội cục ngoài tứ trụ chỉ có 2 chi trong tứ trụ mà 2 chi này giống nhau thì điểm hạn không được giảm (giả thiết 267/(26;18).
Các nguyên nhân chính gây ra tai họa này bởi các điểm hạn của nạp âm và Thủy là quá vượng. Do vậy ta phải dùng Hỏa và Thổ, nhất là Thổ để giải cứu (năm 1983, đứa bé này phải được đưa về phương nam và sống trong....như câu 2 phần II ở chương 18).
Năm Quý Hợi là năm mà Thủy vượng còn có thêm tam hội Thủy, Thủy là quá vượng, vì vậy tai họa đã xẩy ra vào tháng Thân bởi vì nó là tháng mà Hỏa và Thổ bắt đầu suy yếu còn Thủy bắt đầu vượng khắc Hỏa và sinh cho Thân (Mộc). Thân (Mộc) càng thêm vượng khắc dụng thần Thổ.
Chị của bé trai đã kể :
“Trước đây rất nhiều người bảo phải bán khoán đứa em này cho nhà chùa thì mới nuôi được. Tuy nhiên bố mẹ tôi không tin nên hậu quả là khi bị bệnh rồi thì không còn kịp nữa. Em của tôi bị bệnh mà các bác sỹ không chuẩn đoán ra bệnh gì. Nó khóc 23 hôm thì mất”.
Nếu theo tứ trụ này thì chúng ta nhận thấy vào năm Quý Hợi xuất hiện tam hội Hợi Tý Sửu, nó đại diện cho các vị thần linh, vì vậy nó thường là tốt. Nhưng ở đây nó hóa Thủy mà trong tứ trụ Thủy là kỵ thần đã quá vượng và không có 2 chi khác nhau trong Tứ Trụ nên điểm hạn không được giảm, vì vậy nó trở thành cực kỳ xấu cho cháu bé (nghĩa là các vị thần đã xuất hiện nhưng lại muốn mang cháu bé đi theo họ chăng ?).
Ví dụ 158 (trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ") : Ngày 15/4/1912 Tầu Titanic bị tai nạn. Nghĩa của từ Titanic là khổng lồ, vĩ đại, vì vậy nó mang tính của phái mạnh tức đàn ông.
[img]http://farm7.staticflickr.com/6174/6196045603_d42b35a16e_z.jpg[/img]
Ngày 15 tháng 4 năm 1912 là năm Nhâm Tý thuộc đại vận Mậu Tuất (tiểu vận đầu tiên).
1 - Mệnh này Thân vượng kiêu ấn nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là tài tinh Giáp tàng trong Hợi trụ năm.
2 – Vào đại vận Mậu Tuất và năm Nhâm Tý có.
Ngũ hợp của Mậu đại vận với Quý trụ tháng hóa Hỏa (xuất hiện trước, năm 1911) và tam hội Hợi Tý Sửu có 4 chi hóa Thủy (xuất hiện sau, năm 1912), vì vậy Hỏa cục và Thủy cục đã gây ra đại chiến.
Vì có Quý ở trụ tháng hợp với tuế vận hóa cục nên phải tính lại điểm vượng vùng tâm. Thổ có 20đv bị mất 10đv của Sửu còn 10đv. Thủy có 5đv được thêm 10đv của Sửu thành 15đv.
Điểm hạn và điểm vượng vùng tâm đã thay đổi như sau :
1............0,5..........-1.........-0,5............0,5
Mộc......Hỏa........Thổ..........Kim........ ....Thủy
#4,8.........2.........10............9,8.......... ...15
Thân trở thành nhược và thực thương Thủy là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn Kỷ ở trụ giờ.
Thủy là kỵ 1 (động) nên phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận. Hỏa có 2đv được thêm 2,62đv của Quý trụ tháng và 4,1đv của Mậu đại vận, thành 8,72đv. Thủy có 15đv bị mất 2,62đv của Quý trụ tháng, thêm 2.10đv của Tý thái tuế và 2.10đv của Nhâm lưu niên thành 52,38đv. Do vậy Thủy lớn hơn hỷ dụng thần Thổ và Kim trên 40đv.
Điểm hạn của tam hội Thủy cục có 4 chi có 1.2đh +0,25đh (vì Thủy là kỵ 1). Nếu sử dụng giả thiết 30/(18;158) thì điểm kỵ vượng của Tý thái tuế được tăng gấp 4 lần có 4.0,5đh = 2đh. Hỏa cục có 0,5đh và điểm hạn của ĐC có 6.0,4đh = 2,4đh.
3 - Trụ tháng Quý Tị TKĐK với trụ giờ Kỷ Hợi có (0,25 + 0,05)đh = 0,3đh (vì Kỷ được lệnh nhưng nhược ở tuế vận).
4 - Dụng thần Kỷ tuyệt ở lưu niên nên có 1đh.
5 - Nhật can Tân vượng ở lưu nên có -1đh.
6 - Kỷ trụ giờ được lệnh nhưng nhược ở tuế vận nên có 1đh và khắc Nhâm lưu niên có 0đh (vì Thủy cục có 4 chi có điểm hạn và điểm hạn được tăng gấp đôi - giả thiết 80/(32;36;55) - “Các can trong tứ trụ không khắc được một hóa cục có 4 hay 5 chi nhưng các can cùng hành với hóa cục này vẫn bị khắc như bình thường nếu hóa cục này không có ít nhất 2 chi có điểm hạn và điểm hạn này phải được gấp đôi”.
7 - Đất trên tường trụ ngày có Tân vượng ở lưu nên khắc nước sông trụ tháng có 1đh, vì vậy nước sông không khắc được kim trang sức ở trụ năm.
Gỗ đồng bằng trụ giờ có Kỷ được lệnh nên khắc được gỗ dâu lưu niên có 0,25đh.
Tổng số là 10,2đh. Tam hội 4 chi ngoài tứ trụ mà trong tứ trụ có 3 chi mà có 2 chi khác nhau nên điểm hạn được giảm 1,25đh và 2 trong 3 chi này là Hợi cùng hành với Thủy cục. Do vậy tổng điểm hạn được giảm ½ còn (10,2 -1,25).1/2.đh = 4,48đh. Số điểm này không thể chấp nhận được.
Để phù hợp với thực tế của ví dụ này ta phải đưa ra giả thiết 149/158:
“Nếu ĐC được gây ra bởi tam hội cục là chủ khắc có thái tuế và hành của nó cùng hành với hành của cả can và chi của lưu niên khi chúng chưa hóa cục thì điểm hạn cho mỗi can chi tham chiến có 0,5đh nếu hóa cục chủ khắc có 1 can chi nhiều hơn so với can chi của hóa cục bị khắc, 0,6đh nếu nó có 2 can chi nhiều hơn, 0,7đh nếu nó có 3 can chi nhiều hơn,...” (tôi chưa có thêm ví dụ để kiểm tra giả thiết này).
(Chú ý: Tôi vừa mới sửa lại giả thiết này nên nó có khác một chút với Bài 22).
Nếu áp dụng giả thiết này thì tam hội Thủy cục là chủ khắc có nhiều hơn Hỏa cục 2 chi nên điểm hạn cho mỗi can chi tham chiến là 0,6đh. Vì vậy điểm hạn của ĐC này là 6.0,6đh = 3,6đh. Tổng số là (11,4 -1,25).1/2.đh = 5,08đh. Số điểm này mới có thể chấp nhận được.
Có Thủy khắc Hỏa và trong tứ trụ có Hợi và Sửu hợp với thái tuế hóa Thủy gây ra ĐC, do vậy vào các tháng Hợi và Sửu của mùa Đông tai họa dễ xẩy ra. Nhưng đại vận Mậu Tuất của năm Nhâm Tý (từ 4/2/1912 tới 31/5/1912) chỉ có các tháng Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn và Ất Tị. Trong đó chỉ có tháng Ất Tị là xấu nhất bởi vì nó TKĐX với trụ giờ Kỷ Hợi và nó là tháng và mùa mà Hỏa vượng còn Thủy ở tử tuyệt. Nhưng ở đây tai họa đã xẩy ra vào tháng Giáp Thìn. Tại sao như vậy ? Có thể tháng Giáp Thìn TKĐX với đại vận Mậu Tuất và nó là tháng mà Hỏa vượng còn Thủy nhập Mộ.
Các nguyên nhân chính gây ra hạn ở đây là các điểm hạn của ĐC và nạp âm thì hiện giờ Tôi chưa có cách nào để ngăn chặn.
Hy vọng thời gian tới, tôi hoặc ai đó sẽ tìm được giờ sinh khác hoặc cách chứng minh khác cho tai họa của con tầu Titanic có tính thuyết phục hơn cách chứng minh này.thay đổi nội dung bởi: VULONG, 29-10-12 lúc 19:10
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:
thucnguyen (08-11-12),trung1521980 (26-11-13)
-
29-10-12, 18:03 #20
Bài viết để tham khảo
LamPhong đã viết trong chủ đề “Tổng kết các case đoán“ trong mục Tử Vi bên trang web tuvilyso.org):
“Case 1:
- Chủ thớt: Thienkyquy
- Đề: Đây là số của người cầm tù vợ trong nhà vì tính ghen và tính chiếm hữu, khi vợ trốn về nhà mẹ ở miền Tây, đã rượt theo và bắn 5 phát vào ngực và đầu ngày 13 tháng 9 năm 1947 lúc 9:30 sáng. Sau đó bắn vào đầu mình tự sát lúc 9:30 sáng và đến chiều lúc 16:03 thì chết. Nam sinh năm tháng ngày giờ Âm Lịch Bính Ngọ (1906) ngày 26 tháng 9 giơ gì???? (lá số lập từ giấy khai sinh). Chúng ta thử tìm xem có thể tìm đúng giờ sinh này không?
Kết quả: Giờ Hợi“
Và đây là chủ đề “Chồng giết vợ“ của ThienPhucThienQuan (cũng trong mục Tử Vi bên tuvilysso.org):
“Hồ sơ Chồng giết Vợ xong rồi tự sát quả thật lý thú vì tôi truy cập thêm tin tức và biết ngày giờ tháng năm sinh của người vợ. Lập lá số thấy rùng mình vì lá số của người vợ quá trùng khớp với lá số chồng, càng xác định chồng sinh giờ Thân.
Tôi sẽ trình làng sự luận giải dùng phép Lưu Cung và Thái Tuế Nhập Quái để cho thấy biến cố dữ dội xãy ra không phải là vô cớ, nhất là sự trùng cung và sự truyền tinh thể hiện quá sắc nét qua cặp hồ sơ hi hữu này.
Vợ người Mỹ, sinh ngày 16 tháng 11 DL, 1912, giờ Mão
Chồng nguời Mỹ, sinh ngày 12 tháng 11 DL, 1906, giờ Thân
Lá số vợ: http://www.lyso.vn/d...47/Vobigiet.jpg
Trích:
American homicide victim who was shot five times in the head and chest by her jealous husband at her mom's home where she had taken refuge on 9/13/1947, 9:30 PST, Los Angeles, CA. The husband then turned the gun on himself; he died later that day.
Born on 16 November 1912 at 05:30 (= 05:30 AM )
Sửa bởi ThienPhucThienQuan: 14/09/2011 - 07:40 AM“
Vậy thì trong 2 giờ, Hợi và Thân thì giờ nào đúng?
Theo phương pháp tính điểm hạn của tôi thì sơ đồ tính điểm hạn của năm Đinh Hợi (1947) theo giờ Hợi như sau:
[img]http://farm7.staticflickr.com/6011/6201903082_0eb52a3b35_z.jpg[/img]
Ngày 13/9/1947, đó là năm Đinh Hợi thuộc đại vận Quý Mão và tiểu vận Mậu Thìn.
1 - Ta thấy Thân vượng mà Thực Thương Thủy nhiều (có 2 Hợi được lệnh), vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh Mộc tàng trong Hợi trụ tháng.
2 – Ta thấy Nhâm đại vận hợp với 2 Đinh và Dần đại vận hợp với 3 Hợi đều không hóa (vì lực hợp của Ngọ trụ năm với Dần đại vận cũng như lực xung của Thân trụ ngày với Dần đại vận nhỏ hơn lực hợp của 3 Hợi với Dần).
3 - Dụng thần Giáp tàng trong Hợi trụ tháng hợp với tuế vận có 1đh, và nó vượng ở lưu niên có -1đh.
4 - Nhật can Canh nhược ở lưu niên có 0đh.
5 – Nhâm đại vận vượng ở lưu niên có -0,5đh và khắc 2 Đinh, vì vậy mỗi lực khắc có 1,4.1/2.1/2 đh = 0,35đh.
3 Hợi trong tổ hợp không hóa nên chúnh tự hình với nhau như bình thường. Hợi trụ tháng và Hợi trụ giờ tự hình Hợi thái tuế, mỗi lực có 1đh. Do vậy Hợi trụ tháng tự hình Hợi trụ giờ có 0,5.1/2 đh = 0,25đh (vì cách 1 ngôi).
6 - Đất mái nhà ở trụ giờ và lưu niên có Đinh thất lệnh (với Đinh trong Tứ Trụ) và nhược ở tuế vận nên không khắc được nước mưa ở trụ năm.
Tổng điểm hạn chỉ có 2,45đh. Nếu không xét đến các yếu tố tác động từ bên ngoài thì với số điểm này không thể gây ra bất kỳ một tai họa nào cả. Và với sơ đồ trên thì tôi không thể “BÓI“ ra được 1 giả thiết nào để cho số điểm hạn tăng thêm.
Còn theo giờ Thân thì sơ đồ tính điểm hạn của năm Đinh Hợi như sau:
[img]http://farm7.staticflickr.com/6132/6201393269_1ef7c193b4_z.jpg[/img]
Theo giờ Thân thì tai họa xẩy ra ở tiểu vận Ất Sửu.
1 - Ta thấy Thân vượng mà Kiêu Ấn và Thực Thương ít, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát Đinh tàng trong Ngọ trụ năm.
2 - Nếu không phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm thì Dần đại vận hợp với Hợi trụ tháng và Hợi lưu niên hóa Mộc có -0,75đh. Nhâm đại vận hợp với Đinh lưu niên hóa Mộc có -0,5đh.
3 - Dụng thần Đinh nhược ở lưu niên có 0đh.
4 - Nhật can Canh nhược ở lưu niên có 0đh.
Tổng điểm hạn là -1,25đh. Số điểm này càng không thể gây ra bất kỳ 1 tai họa nào cả (nếu không tính đến các tác động ở bên ngoài).
Nếu chúng ta đưa ra giả thiết là phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm thì sau khi tính lại, ta thấy chỉ có Thực Thương (Thủy) mất 3đv còn điểm của Tài Mộc tăng từ 1,6đv thành 4,6đv. Số điểm này không làm cho Thân và dụng thần thay đổi.
Đến đây nếu ta đưa tiếp ra giả thiết là phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận thì Mộc có 4,6đv được thêm (9 + 2.6).1/3 đv = 7đv; 2.10đv của Hợi thái tuế; 9đv của Nhâm đại vận và 2.4,1đv của Đinh lưu niên, vì vậy Mộc có tới 48,8đv. Theo như bình thường thì sau khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận, điểm hạn của ngũ hành không thay đổi. Nhưng nếu như vậy thì hành Mộc vẫn có điểm hạn âm thì tổng điểm hạn vẫn là số âm nên cũng không thể chấp nhận được.
Do vậy để phù hợp với thực tế của ví dụ này chúng ta phải “BÓI“ ra giả thiết :
“2/ - Nếu tất cả các can chi của tuế vận hóa cục có cùng hành mà có hóa cục liên kết giữa Tứ Trụ với tuế vận thì phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận, và nếu sau khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận mà Thân mới bị thay đổi thì dụng thần và điểm hạn của ngũ hành được xác định như bình thường“.
(Tôi đã sửa lại giả thiết số 2/ trong Bài 24 cho ngắn gọn và chính xác hơn).
Nếu sử dụng giả thiết này thì Thân sẽ là nhược mà Tài tinh Mộc là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên phải là Tỷ Kiếp/ Canh tàng trong Thân ở trụ ngày. Mộc là kỵ vượng và điểm kỵ vượng được tăng gấp đôi (vì nó lớn hơn hỷ dụng trên 20đv).
Bán hợp Mộc có 0,75đh. Lục hợp Mộc có 0,5đh. Các can chi Nhâm, Đinh, Dần và Hợi ở tuế vận, mỗi can chi có 2.0,5đh kỵ vượng.
Dụng thần Canh và Nhật can Canh đều nhược ở lưu niên nên đều có 0đh.
Tổng điểm hạn là 5,25đh. Số điểm này mới có thể chấp nhận được.
Từ ví dụ này tôi mới đưa ra giả thiết số 2/ này, vì vậy nó chưa có gì là chắc chắn cả, cần phải có nhiều ví dụ tương tự để kiểm tra. Nhưng về lý thì giả thiết này có thể đúng vì theo Tử Bình, Mộc của Tứ Trụ này là Tài mà Tài đại diện cho Tiền, Vợ và Cha. Mà rõ ràng tai họa này gây ra bởi số điểm hạn toàn là của hành Mộc và thực tế đúng là ông ta chết vì gen tuông vợ. Do vậy Tài gây ra tai họa ở đây không phải Tiền hay Cha mà chính là liên quan tới Vợ của ông ta.
Nếu như không tính đến các điểm hạn do bên ngoài gây ra thì dĩ nhiên sinh giờ Thân mới có thể giải thích được tai họa này.Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:
thucnguyen (08-11-12),trung1521980 (26-11-13)
-
Danh ngôn về Đàn Bà
By thulankl in forum Thư Giãn - Giao LưuTrả lời: 1Bài mới: 03-05-11, 09:18 -
Ma y thần tướng diễn thi
By hoa mai in forum Nhân tướng họcTrả lời: 1Bài mới: 14-03-11, 04:38 -
Thông điệp từ những người anh
By hoa mai in forum Khoa Học - Kỹ ThuậtTrả lời: 4Bài mới: 11-03-11, 23:02 -
Người Việt và tiếng Việt tại Úc
By hoa mai in forum Xã Hội - Con NgườiTrả lời: 0Bài mới: 21-01-11, 13:21