Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/2 đầuđầu 12
    kết quả từ 11 tới 17 trên 17
      1. #11
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        60
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 236 lần
        trong 55 bài viết

        Default

        .....................................
        thay đổi nội dung bởi: nguyen kim yen, 10-09-09 lúc 22:29

        Nhất tâm Thiền định chẳng vọng cầu
        Bạch Long hồi thể chứng nhiệm mầu
        Bỏ Mê, quên Giác, quên ta Ngộ
        Pháp môn trùng hiện rõ thâm sâu_ NCD

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "nguyen kim yen" về bài viết có ích này:

        dongqot68 (24-08-09)

      3. #12
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default Mã Viện và trụ đồng

        [IMG]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/0/03/Ma_Yuan.JPG/450px-Ma_Yuan.JPG[/IMG]
        Tượng Mã Viện tại Núi Phục Ba,
        Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc

        Nhắc tới Mã Viện và trụ đồng lại nhớ tích xưa:
        Vào thời nhà Trần khi cụ Trạng Nguyên Mạc đĩnh Chi đi sứ vừa sang tới đất Tàu thì viên quan trú phòng sở tại ra một câu xướng rất ngạo mạn:

        Đồng Trụ chí kim đài dĩ lục?
        (Cột đồng nay đã mọc rêu xanh chưa?)

        Đằng giang tự cổ huyết do hồng!
        (Sông Bạch Đằng từ xưa máu đã nhuộm đỏ), cụ Mạc đĩnh Chi đối lại ngay.

        Viên tướng biên trấn Tàu ra câu xướng với ý nghĩa ca ngợi chiến tích xưa của Mã Viện và đã bị cụ Trạng Mạc đối lại bằng cách cố ý nhắc lại những chiến thắng lẫy lừng của quân Việt trên sông Bạch Đằng thời vua Ngô Quyền và thời Nhà Trần.
        [IMG]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/2b/Ma-Yuan.jpg/350px-Ma-Yuan.jpg[/IMG]
        Tượng Mã Viện ở Hải Nam

        Nếu quả thật Trụ đồng trấn yểm được thì "Bạch Đằng giang" chả nhuốm máu hồng đến 2 lần.
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      4. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "vanhoai" về bài viết có ích này:

        dongphuong (24-08-09),dongqot68 (24-08-09),macchulan (22-08-09),tuyettinh09 (20-11-09)

      5. #13
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default Nghi án Phong Thủy

        Vì anh Kim Yến đã xóa bài, tôi xin mạn phép đăng bài viết sau của anh Tracy Tran:
        Nghi án phong thủy: Trụ đồng Mã Viện

        Monday, 3. August 2009, 0450

        History-the untold
        A.Trụ Đồng Mã Viện

        Trải qua một thời gian dài bị đô hộ dưới thời Hán thuộc, Trụ Đồng Mã Viện đã hoàn toàn mất hết dấu tích nhưng vẫn để lại nhiều nghi vấn lịch sử như sau:

        I. Sự thật của trụ đồng

        Trụ Đồng Mã Viện là một câu chuyện có thật, đã được ghi vào cử liệu của cả hai nước Trung Hoa và Việt Nam. Đây không phải là một huyền thoại hay là hư cấu.
        Vào đời vua Trần Thánh Tôn, ngài đã cho người đi tìm lại dấu tích cột đồng nhưng không thấy.
        Tháng 4 mùa hạ (1272) Ngài sai viên ngoại lang là Lê Kính Phu sang hội với người nhà Nguyên biện luận việc cương giới. Nhà Nguyên sai Ngột Lương sang hỏi giới mốc trụ đồng ngày trước. Nhà vua phái Lê Kính Phu đi hội đồng khám xét. Kính Phu nói với nhà Nguyên rằng: “Chỗ cột đồng do Mã Viện dựng lên lâu ngày bị chìm lấp, nay không thể biết ở chỗ nào được”. Việc đó sau cũng thôi…( KDVSTGCM, Quyển VII tr. 219)
        “ Tháng 8 mùa thu (1345) Vua sai sứ sang nhà Nguyên. Nhà Nguyên sai Vương Sĩ Hành sang hỏi địa giới cột đồng ngày trước. Nhà vua sai Phạm Sư Mạnh sang Nguyên biện bạch sự việc này” (KDVSTGCM, Quyển IX tr. 279 )

        II. Vị trí của trụ đồng

        Đa số sử liệu đã thống nhất vị trí của trụ đồng như sau:
        - Sách Nhất Thống Chí nhà Đại Thanh chép: Cột đồng ở về động Cổ Sâm, châu Khâm.
        - Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Ngoại Ký của Lê Văn Hưu quyển III tr. 22 ghi: Mã Viện bèn dựng cột đồng làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán. Cột đồng tương truyền ở trên động Cổ Lâu, Châu Khâm.
        Tóm lại theo sử liệu trên có thể kết luận là trụ đồng nằm ở vùng Châu Khâm tại động Cổ Sâm hay Cổ Lâu thuộc vùng biên giới cực bắc Giao Chỉ cũng là cực nam nhà Hán.
        Một vấn đề cần làm sáng tỏ nữa là: Châu Khâm là huyện biên giới giữa Giao Chỉ và Nam Hán hiện nay nằm ở đâu ?
        Theo tài liệu nghiên cứu mới nhất của bác sỹ Trần Đại Sỹ, giám đốc Trung Quốc sự vụ, viện Pháp Á “ Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống DNA” thì:
        Sau khi dẫn chứng lịch sử thời Hai Bà Trưng, di tích, cổ vật, cùng kết quả thử nghiệm DNA đã kết luận rằng: biên giới cổ của nước Việt Nam với các triều đại Hồng Bàng, Âu Lạc, Lĩnh Nam phía Bắc quả tới hồ Động Đình, phía tây giáp Tứ Xuyên. Sự phát hiện này có thể xác quyết một điều là vị trí cột đồng nằm ở biên giới phía Bắc Việt Nam qua thời gian đô hộ đã bị Trung Quốc lấn chiếm và vùng đất động Cổ Sâm (Cổ Lâu) hiện nằm sâu trong lãnh địa Trung Quốc hiện nay.

        III. Ý nghĩa câu “ Trụ đồng triết, Giao Chỉ diệt”

        Trong hầu hết cổ sử Trung Quốc và sử Việt chép lại, giải thích câu này chỉ là một lời thề. Điểm này có nhiều nghịch lý.
        1. Đây không thể là một lời thề. Thật vậy, Mã Viện là nguời đi chinh phục và vui mừng thắng trận, nên không có động cơ nào để tạo ra một lời thề ghi trên trụ đồng. Vì vậy sách sử gọi đây là lời thề không đúng sự thật.
        2. Ý nghĩa câu chữ “Trụ đồng chiết, Giao Chỉ diệt” ngầm ý hăm doạ cũng như gây hận thù với dân tộc Giao Chỉ rất là phi chính trị. Theo sử sách cho biết Mã Viện là một danh tướng văn võ song toàn giỏi quân sự lẫn chính trị, có thể nào ngây ngô đưa ra một lời thề phi chính trị như trên hay không ? Tất nhiên là không, vì thế Mã Viện cố tình ghi khắc câu này tất phải có mưu đồ sâu độc nào đó đối với đất nước Giao Chỉ vậy.
        3. Đa số sách sử Trung Hoa cũng như Việt Nam đều giải thích câu: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” là trụ đồng gãy thì dân Giao Chỉ bị giết. Chữ “chiết” mà dịch là gãy đúng với ngôn ngữ, thế nhưng trong trường hợp này có điều không ổn. Vì rằng một cột trụ đồng kim loại, đặc ruột dựng giữa thiên nhiên thì làm sao có thể gãy được ? Nếu so với một cây cau, một cây dừa thân mộc, cao, tán cây rộng lung lay trước gió bão còn có thể đứng vững. Thì đây là một nghịch lý.
        Do vậy sự dịch thuật câu chữ này hoàn toàn sai lầm một cách cố tình nhằm che dấu một bí mật lịch sử mà người viết sẽ phân tích ở phần sau.
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      6. #14
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default

        IV. Công dụng của trụ đồng

        Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi và cũng chưa có lời đáp thích hợp.
        1. Theo sử gia Phạm Van Sơn chuyện cột đồng Mã Viện thiết tưởng không đáng tin cậy lắm chỉ nên coi là một giai thoại không hơn không kém…Nếu coi cột đồng Mã Viện là một mỹ đàm thì chép vào sử để làm một câu chuyện kể chơi cho có thú vị thiết tưởng không hại gì. ( Việt sử Tân Biên, tr. 199). Đây chỉ là lối nói huề vốn khi không lý giải được những nghịch lý của câu truyện trụ đồng, do vậy không đáng tin cậy. Viết lịch sử của một dân tộc cần sự nghiêm túc chứ không phải là chuyện mỹ đàm, kể chơi cho vui.
        Theo tác giả Trương Thái Du trong bài “ Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam ( Talawas- lịch sử): Cột đồng Mã Viện dựng năm 43 ở quận Giao Chỉ và Tây Đô Di cũng chính là đài quan trắc thiên văn. ..Trong công tác thiên văn thời Mã Viện, để xác định những vùng đất mới, cần phải tiến hành quan trắc các chỉ số năm này qua năm khác. Cột thiên văn chuẩn phải vừa tránh được thời tiết xâm hại, vừa bền vững nên chất liệu đồng đã được chọn. Muốn đo đầy đủ thì phải cử người ở lại làm việc, ít nhất là hàng năm tập hợp số liệu đem về kinh đô. Chuyện dân gian Việt Nam kể rằng Mã Viện từng dựng cột đồng ở Bắc Việt lại càng khẳng định đây là cột thiên văn chứ không phải là cột mốc giới. Chẳng ai lại đem cột mốc giới để giữa nơi đô hội, để mỗi người đi qua ném một hòn đá vào đấy mong cột đừng đổ. Câu “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” của Mã Viện ngầm bảo phải coi sóc “đài thiên văn” bỏ túi kia cẩn thận. Cơ sự là thế! Con toán thiên văn nhỏ của tôi ở tiểu mục 1 là minh hoạ suốt bài viết này.
        Giả thiết này khó thuyết phục bởi những nghịch lý sau: Một cột đồng đặc ruột thuần túy trồng giữa trời mưa nắng không thể gọi là một đài (?) thiên văn được. Theo người viết hiểu ý của tác giả là trụ đồng Mã Viện được sử dụng như là một cái cột chuẩn để đo lường sự di chuyển của bóng mặt trời, mặt trăng... Nếu chỉ với công dụng như vậy thì chẳng cần phải dùng cột đồng làm gì cho năng nhọc, thực hiện khó khăn (từ việc gom đồng, đúc cột, điêu khắc, di chuyển, dựng cột...), rất tốn kém tiền bạc, công sức và thời gian. Ngoài ra còn viện lý do khỏi bị thời tiết xâm hại lại không chuẩn.
        Vì rằng cột đồng to và cao đủ để đo bóng mặt trời thì rất nặng hàng tấn tạo sức ép trên một tiết diện nhỏ thì với thời tiết mưa lụt khí hậu ẩm thấp, đất ướt, mềm nở ra rất dễ bị lún, hay đổ ngã nguy hiểm. Với độ lún hằng năm của trụ đồng, thì độ đo đạc lại càng thiếu chính xác, sẽ làm giảm mất giá trị công dụng nói ở trên. Với trụ gỗ tốt vừa nhẹ, bền, dễ kiếm, dễ bảo quản, dễ thay thế, lại đạt yêu cầu trên có lẽ hợp lý hơn cột đồng.
        Với uy danh của một tướng lãnh thống trị đương thời chắc chắn có rất nhiều cách để bảo quản trụ đồng cần gì phải ngầm bảo dân bị trị phải coi sóc “đài thiên văn” bỏ túi kia cẩn thận bằng câu “Ðồng trụ chiết, Giao chỉ diệt” vừa vô chính trị đối với một vị tướng văn võ toàn tài, vừa mất tư cách đạo đức của một kẻ đi thống trị. Với toán công tác thường trực ghi số liệu báo cáo hằng năm không đủ sức bảo quản trụ khí tượng hay sao, mà cần phải ngầm bảo dân bị trị coi sóc?
        3) Theo cổ sử, cột đồng chỉ là cột mốc biên giới mà thôi. Lối giải thích này cũng không thỏa đáng. Nếu là cột mốc biên giới tại sao không ghi những thông tin cần có của vùng biên giới mà lại ghi câu: “Trụ đồng chiết , Giao Chỉ diệt” trên cột đồng?
        Thứ nữa là cột mốc biên giới tại sao không đặt tại những con đường đi giữa ranh giới của hai nước, mà lại đặt tại một hang động trong vùng hẻo lánh?
        B - KIỂN THÀNH

        Là công trình cụ thể thứ hai của Mã Viện đã hoàn thành trước khi về nước. Theo sách sử giải thích thành Kiển Giang có hình tổ kén của con tằm, như vậy nó có hình tròn và dài túm hai đầu, chứ không đơn giản là hình tròn ghi trong sử liệu, đã đem lại nhiều ngộ nhận cho người đọc sử.
        Hình dáng của Kiển Thành cũng đem là nhiều nghi vấn. Thật vậy đây là loại thành quách quân sự rất hiếm thấy trong sử sách, là loại hình dài và gầy hẹp có rất nhiều nhược điểm như sau:
        - Dễ bị tàn phá bởi thời tiết gió bão, thật vậy một trường thành dài và ốm sẽ hứng chịu nhiều sức tàn phá của gió bão hơn là một bức thành ngắn, tròn hay vuông và rộng.
        - Mục đích xây thành cho dân ở vì dân số đông mà lại xây thành hình ốm và đài là không kinh tế và khó có thể thỏa mãn đầy đủ nhu cầu phát triển cư dân về lâu dài.
        - Về mặt quân sự một trường thành dài rất khó trấn thủ vì tốn kém nhiều nhân lực canh gác, và khó tiếp ứng từ đầu này đến đầu khác.
        Vì thế câu hỏi đặt ra là tại sao không xây thành hình vuông, đa giác lồi hay hình tròn bình thường như những thành quách khác mà lại xây thành hình cái kén? Ẩn ý của kiến trúc này là gì vẫn chưa được giải đáp trong sử sách.
        Tóm lại, những nghịch lý trên của lịch sử đã trải qua gần 2.000 năm vẫn chưa được lý giải minh bạch dưới nhãn quang của các nhà sử học hay nhà khảo cổ. Thế nhưng, nếu nhìn sự việc trên đây bằng nhãn quang của một nhà phong thủy thì tất cả mọi nghi vấn trên đều được giải đáp thỏa đáng.
        Thật vậy đây là một trận đồ phong thủy mà Mã Viện bày ra nhằm hãm hại đất nước Giao Chỉ. Hai Bà Trưng đối với Việt Nam là những anh hùng dân tộc, thế nhưng theo quan niệm của triều đình Hán hai bà Trưng chỉ là yêu tặc.
        Theo An Nam Chí Lược (trang 40) do tác giả Lê Tắc là người Việt Nam, chạy qua sống ở Trung Hoa và viết sử theo quan niệm của Trung Hoa như sau:
        Năm Kiến Võ thứ 16 của Hán Quang Vũ Ðế (sau công nguyên 40), người đàn bà Giao Chỉ là Trưng Trắc làm phản, quận Cửu Chân và quận Nhật Nam đều hưởng ứng theo. đành các quận ấp, cướp được 60 thành, rồi tự lập làm vua...
        Ðến năm Kiến Võ thứ 19 Mã Viện chém yêu tặc là Trưng Nhị (Nhị là em gái của Trưng Trắc) và đánh luôn dư đảng, bọn Ðô Lương, đến huyện Cư Phong, bọn này chịu đầu hàng... (viethoc.org)
        Vào thời đại nhà Hán, thuật phong thủy, địa lý rất thịnh hành, tất cả những công trình xây dựng mồ mả, lâu đài đều tuân hành nghiêm túc quy luật địa lý phong thủy.
        Ảnh hưởng bởi quan niệm này, Mã Viện sau khi trừ diệt được hai Bà Trưng (?) đã bày một trận đồ phong thủy để diệt tận gốc yêu quái, trừ hậu hoạn, nhằm hãm hại đất nước ta không còn vua nữ giới nữa bằng những hành động như sau:
        1- Mã Viện cho dựng một trụ đồng tại động Cổ Sâm hay Cổ Lâu, nghi vấn đặt ra là tại sao không đặt nơi đồng bằng trống trải dễ thấy hay tại những con đường đi lại giữa hai nước như là cột mốc bình thường mà lại đặt tại một hang động? Chỉ có thể trả lời là động Cổ Sâm chính là huyệt hàm rồng kết phát làm vua của đất Giao Chỉ nên Mã Viện muốn phá hủy để đất nước không còn vua nữa, dễ bề cai trị.
        Nếu tự nhiên Mã Viện cho đào sâu xuống để chôn hoàn toàn một trụ đồng mà không có lý do chính đáng thì mọi người sẽ nghi ngờ, và gặp nhiều khó khăn trong thực hiện, vả lại cũng kém hiệu quả về mặt phong thủy. Vì thế mà Mã Viện đã thâm độc, cho dựng đứng trụ đồng không cần phải chôn sâu và ghi khắc câu chữ “Trụ Ðồng chiết, Giao Chỉ diệt” bề ngoài như là hăm dọa, nhưng thực chất là khiêu khích lòng tự ái dân tộc của dân Giao Chỉ, sau đó ngầm hỗ trợ cho người dân mỗi ngày ném gạch đá vào trụ đồng để chôn lấp. Sự việc này có hai tác dụng thứ nhất là giữ cho trụ đồng không bị nghiêng ngả với thời gian, thứ hai trụ đồng nặng hàng tấn tạo một sức ép mạnh trên một tiết diện nhỏ thì dễ dàng từ từ lún sâu vào lòng đất mỗi khi thời tiết mưa ẩm, đất nở và mềm ra. Có như vậy mới che dấu được quỷ kế thâm độc của mình và tác dụng phong thủy lại càng tăng cao.
        2- Ý nghĩa thật sự của câu: “Ðồng trụ chiết... Giao Chỉ Diệt”, Ðây là một câu thần phù còn ẩn dấu một hai chữ để che đậy âm mưu phá huyệt phong thủy. Thật vậy chữ Chiết ở đây không có nghĩa là gãy mà có nghĩa là tách làm hai, ví dụ như chiết cành chẳng hạn. Do đó câu trên nên giải thích là “trụ đồng tách huyệt (đế vương) ra làm hai, vua Giao Chỉ bị giết”. Chứ không thể dịch là trụ đồng bị gãy, dân Giao Chỉ bị giết hoàn toàn phi lý. Như vậy câu trên có hai chữ bi ẩn dấu là chữ huyệt và chữ vương.
        3- Kiển Thành hình cái kén, nếu chúng ta tách rời hai sự kiện này ra thì sẽ không thấy âm mưu sâu độc của Mã Viện, vì thế người viết, kết hợp cả hai sự kiện này bằng một hình vẽ tượng hình, bạn đọc sẽ thấy rõ ràng hơn:
        Hình dáng Kiển Thành, tổ con tằm, Âm, Thủy, tượng hình của người đàn bà, kết hợp với hình dáng trụ đồng Mã Viện, Dương, Hỏa, tượng hình của người đàn ông.
        Theo Kinh Dịch lý thuyết Vũ trụ: Thái Cực - Lưỡng Nghi - Tứ Tượng - Bát Quái.
        Theo thuật phong thủy, nói về nhà cửa thường sử dụng bùa bát quái để trấn yểm hướng xấu. Trong phạm vi rộng lớn của một đất nước, bùa bát quái không có hiệu lực, vì thế Mã Viện đã sử dụng một loại bùa rất hiếm hoi đề cập trong sách vở đó là loại bùa Lưỡng Nghi tức là bùa Âm Dương có hiệu lực cao hơn bùa bát quái hai bậc theo Kinh Dịch.
        Loại bùa này được thực hiện bởi hai công trình: Kiển Thành, Âm thủy và trụ Ðồng Mã Viện, Dương Hỏa.
        Ngoài ra, nói theo kiểu dung tục thì Mã Viện đã chơi một trò rất thô bỉ là “Ðóng cọc người đàn bà Giao Chỉ” nhằm triệt tiêu con đường kết phát vương quyền cho nữ giới Việt Nam sau này. Với chứng cứ đê tiện này cũng có thể chứng minh truyền thuyết quân Mã Viện lúc giao chiến với đội quân nữ giới của Hai Bà đã chơi trò đồng loạt “Truồng cởi” làm hổ thẹn nữ binh không phải là không có lý.
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      7. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "vanhoai" về bài viết có ích này:

        fengtien (30-12-09),tuyettinh09 (20-11-09)

      8. #15
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default

        Xin nhắc lại câu đối xưa

        Đồng Trụ chí kim đài dĩ lục?
        Đằng giang tự cổ huyết do hồng!


        Nếu bùa âm dương này có hiệu lực thì Bặch Đằng Giang chả nhuốm máu đỏ đến hai lần
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      9. #16
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        119
        Cảm ơn
        70
        Được cảm ơn: 69 lần
        trong 39 bài viết

        Default

        troi oi.sao tui ko hieu gi vay ne.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #17
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        119
        Cảm ơn
        70
        Được cảm ơn: 69 lần
        trong 39 bài viết

        Default

        xin loi cac huynh .tai luc dau tui ko thay gi.,gio thi tui doc va hieu roi.cam on hoi vien VANHOAI.da co nhung kien giai rat sau sac ve nghi an nay
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 2/2 đầuđầu 12

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •