Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 77

      Threaded View

      1. #11
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi donglaiduy Xem bài gởi
        Gửi đến các huynh đệ yêu mến tử bình,
        Tử bình ở Việt nam sách thì ít, có sách mà đọc là tốt lắm rồi. Gần đây có phong trào dùng phần mềm dịch các kinh điển tiếng Trung để nghiên cứu.Quả thật là đã thỏa cơn khát của các tín đồ tử bình. Tuy nhiên vì sách thì nhiều, trường phái hỗn loạn, chúng ta cứ như con thiêu thân chỉ đăm đăm đọc làm sao cho thật nhiều mà không dừng lại hỏi " như thế có thật sự tốt cho chúng ta hay không"? Bởi sao đây? Bởi vì khi ta đọc sách của thầy nào đó, thầy đó sẽ giăng ra 1 cái lưới bao gồm khoảng 300 ví dụ chẳng hạn( thầy bảo các ví dụ này đúng- và thế là chúng ta tin) nhưng khi chúng ta đem các bí kíp này ra để sử dụng thì không được. Vì sao đây? Vì nó đúng với 300 ví dụ này mà lại chẳng đúng với phần còn lại( tương đương 52 vạn lá số trừ đi 300 lá này)
        Chao ôi vậy thì phương pháp nào có thể giải quyết 52 vạn lá số đây? Nếu có thì nó phải là 1 phương pháp có tính quy luật vô cùng chặt chẽ và phải có tính linh hoạt( biến thể) rất cao mới giải quyết được khối lượng công việc đồ sộ ấy.
        Trong khuôn khổ của topic , tôi chỉ muốn mọi người cùng nhau dừng lại 1 chút, để cùng nhau thảo luận là tại sao có những lá số rất giống nhau, vận trình giống nhau lại có cấp độ chênh lệch nhau lớn như vậy, qua đó chúng ta mới biết trân trọng từng chữ của bát tự, mới thấy được tầm quan trọng vị trí từng chữ.
        Tôi xin đề cử 3 ví dụ trước, sau đó mọi người cùng thảo luận, ra được kết quả sẽ chuyển sang ví dụ của các anh em khác.
        Càn: Bính tý/ Kỷ Hợi/ Tân Mùi/ Kỷ Hợi
        Càn: Bính tý/ Kỷ Hợi/ Tân Dậu/ Kỷ Hợi
        Càn: Bính dần/ Kỷ Hợi/ Tân dậu/ Kỷ Hợi
        Vận: Canh tý/ Tân sửu/ Nhâm dần/ Quý Mão/ Giáp thìn/ Ất Tỵ/ Bính Ngọ/ Đinh Mùi
        Thân ái.
        Điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm của 3 Tứ Trụ trên lần lượt như sau:

        Ví dụ A:
        Bính................Kỷ...............Tân...... ...........Kỷ
        Tý..................Hợi..............Mùi...... ...........Hợi


        -1..............0,5............0.5..............1.. ...........-0,5
        Mộc...........Hỏa...........Thổ............K im............Thủy
        #6............0,93..........12,3.............7.... ...........3,6

        Ví dụ B:
        Bính................Kỷ...............Tân...... ..........Kỷ
        Tý...................Hợi...............Dậu... .............Hợi


        -1.............-0,5............0.5.............1...............-0,5
        Mộc...........Hỏa...........Thổ............K im............Thủy
        #6.............0,93...........8,2...........18,05. ..........5,4


        Ví dụ C:
        Bính................Kỷ...............Tân...... ..........Kỷ
        Dần................Hợi...............Dậu.... ...........Hợi


        -1.............-0,5............0.5..............1..............-0,5
        Mộc...........Hỏa...........Thổ............K im............Thủy
        3..............1,86............8,2..........15,95. ..........5,7

        Qua các sơ đồ này ta thấy cả 3 Tứ Trụ này Thân đều vượng và Thực Thương đều nhiều nên dụng thần đầu tiên đều là Mộc, hỷ thần là Quan sát và Thực Thương (trừ ví dụ A Quan Sát là kỵ thần vì Kiêu Ấn nhiều).

        Chính vì lý do cả 3 Tứ Trụ Thân đều vượng nên cả 2 trường phái Vượng Suy Pháp và Cách Cục Pháp đều có trung hỷ dụng thần (đều là Thực Thươngng và Tài tinh).
        Một đều trùng lặp nữa là hành vận thì các can (Nhâm; Quý; Giáp; Ất) theo trường phái Vượng Suy và các chi (Dần; Mão; Thìn; Tị) theo trường phái Cách Cục đều cùng là hỷ dụng thần (trừ Tị ở ví dụ A).

        Chính vì 2 lý do trùng lặp này nên cả 3 ví dụ này rất khó có khả năng để so sánh xem 2 trường phái ai luận đúng hay sai.

        Chỉ khi Tứ Trụ có Thân nhược thì thường dụng thần của 2 trường phái sẽ khác nhau, khi đó cho dù can chi đại vận có cùng hỷ dụng cũng dễ dàng tìm được những sai lầm khi luận của nhau.

        Đặc trưng của 3 ví dụ này là cùng sinh vào tháng Hợi của mùa đông. Cho nên luận theo bác conan135 là chính xác nhất.
        Nhưng theo tôi ví dụ A bác conan135 luận chưa được thuyết phục lắm. Mà theo tôi có lẽ vì có Mùi đóng ngay dưới Nhật can là đất Thổ nóng (vì có Đinh và Ất tàng bên trong) đủ làm cho Tứ Trụ tan băng giá. Chính vì lý do này mà ngũ hành mới được sinh hóa hữu tình, nếu đúng như vậy thì dĩ nhiên ví dụ B là xấu nhất (như bác conan135 đã luận) còn ví dụ C có Dần sinh cho Bính.... nên Tứ Trụ cũng được ấm lên nhưng không thể bằng Mùi (vì Mùi còn có khả năng khắc 2 Hợi...) của ví dụ A được.

        Ở đây chưa nói đến Thân của Tứ Trụ B và C khá cường vượng nên Tài Quan khó phát hơn là Tứ Trụ A.
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 25-09-13 lúc 05:40
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •