Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 5/8 đầuđầu ... 34567 ... cuốicuối
    kết quả từ 41 tới 50 trên 75
      1. #41
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        387
        Cảm ơn
        131
        Được cảm ơn: 409 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hieunv74 Xem bài gởi
        Cụ này đi đâu lâu nay mới thấy, chắc cụ tu luyện chuẩn bị lên tiên rồi, hihihihi.

        Cụ ơi, tương đối thôi, làm chi mà chi ly quá, tùy là vậy mà!

        Chữ "TÙY" bên trong nó đã có chữ thời rồi mà; chắc ở đây chỉ dụng nghĩa của Quẻ để dụng vào 1 sự việc nào đó thôi. Ví như là việc chọn tên cho trang web chẳng hạn thì chỉ cần coi xem cái nghĩa có tròn vuông không thôi, chọn dụng thần, tiết khí chắc phức tạp quá!

        Quẻ tùy - đẹp hay không là do bản thân quẻ có đắc trung đắc chính hay không (cái này là dịch nói, không phải tiểu đệ);

        Quẻ Tùy, cũng thấy rõ về cái nghĩa của sự “cư trung đắc chánh”, vì quẻ này gồm cả những lẽ “trung chánh” của việc Trời và việc Người.

        Quẻ “Tùy” thì “Đoài” ở trên mà “Chấn” ở dưới, tức là sấm sét trong trầm, nên trầm cũng động theo --> Tùy theo! Chính vì cái nghĩa tùy theo nên, trong 64 quái thì quái nào cũng có thể biến ra quẻ tùy, nhưng có 1 số người giải thích dụng quẻ bĩ biến ra quẻ tùy để giải thích cho cái lẽ tùy theo này xin trích ra đây cho vui, vui:

        quẻ Bĩ (/) biến ra quẻ Tùy (/)

        + Trên cương mà hạ mình theo dưới: Đó là kẻ Dương cương cao quý mà lại hạ mình đi xuống ở dưới với kẻ Âm nhu, thì thiên hạ sẽ vui lòng mà phục tùng theo (Tùy).

        + Còn ở dưới động mà trên cũng đẹp lòng, nghĩa là động mà có sự ưng thuận, cho nên rất được “hanh thông” mà được “đắc chánh”. Hễ đã có “hanh thông” và “đắc chánh”, thì không lỗi lầm. Nếu không có “hanh”, không có “chánh” thì sao có thể khiến cho thiên hạ theo (tùy) mình được!

        + Khi xét về hào sơ, hào lục của quẻ Bĩ: Nhân thế mà Dương, tuy địa vị là ở trên cao, lại chịu ở dưới chót (Quẻ bĩ có hào cửu thượng chuyển xuống hào sơ của Lục thì thành quẻ Tùy), nên được “đắc chánh” và rất “hanh thông”… chỉ vì hợp thời mà hợp được đủ điều kiện thuận hòa trong hành động. Cái mà thiên hạ cùng theo (tùy) là “THỜI”, cho nên mới nói: “tùy thời”.

        + khi xét hào sơ nhị, hào cửu ngũ của quẻ Tùy: Hào cửu ngũ là đắc trung đắc chính, hào lục nhị cũng vậy - tuy nhiên, chữ tùy cò thể hiện ở cách ứng xử nữa: Nếu xét hào ứng, thì hào 2 ứng với hào 5; nhưng bên cạnh 2 cũng có 1 anh sơ cửu mới sinh ra muốn tán tỉnh hào 2, Nếu hào 2 mà đi theo hào sơ cửu này thì sẽ đánh mất sự giao cảm / ứng với hào 5 (gọi nôm na là anh hào 5 có chức quyền che chở cho hào 2 mà bây giờ rất ghen tị rồi) - thì hào 2 trung chính mà mất ứng; Mất ô che chở, lại theo tiểu sinh thì lấy đâu ra tốt, nên tùy cách mà ứng xử cho vẹn toàn nữa.

        ....

        Cho nên, nếu xét dưới góc độ của dịch thì có cái gì tốt mãi, có cái gì xấu mãi đâu (THỜI), chỉ tương đối thôi - Lão tử mới viết: Phúc là nơi ẩn của họa, họa là nơi sinh của phúc vậy.

        Nếu xét cho ngọn ngành thì không biết đi về đâu, ở đâu bây giờ!

        Thôi chém gió với cụ tí ti, tiểu này phải đi rồi, hihihihihihihihhi
        Nói như hieuminh thì phải - nhưng lại có người muốn tìm cái cái cụ thể nhưng lại không có cái gì cụ thể mà xem - ấy thế tôi mới có chuyện để chém gió vậy .
        Tôi cũng hay chiêm quẻ - nhưng phải tập chung - thường rất chính xác - nếu xem quẻ mà chung chung thì cần gì phải xem - thường khi mắc việc mà bằng tư duy của mình không biết nên sao thì mới cần quẻ mách - nếu cứ chung chung thì bỏ đi cho rồi .
        Hieuminh vẫn khỏe chứ - đợt vừa rồi con học thi cấp 3 mà kiến thức nó hổng quá tôi lại phải học lại giúp nó - năm nay hai đứa hai cấp - kiến thức bỏ nâu ngày quên rồi lại mất thời gian xem lại - học với con bây giờ lại thích làm toán - thi thoảng dỗi dãi mang đề thi ra luyện xong con chị thì lại thằng em .
        Bây giờ tạm iên rồi - thi thoảng lại vào chém gió với hieuminh rồi - mấy quyển sách cậu tặng thi thoảng mang đọc lại nhớ đến cậu - gặp lại cậu lại thấy vui vui .
        Thân .
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #42
        Tham gia ngày
        Jun 2014
        Bài gửi
        21
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 4 lần
        trong 2 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi vanhoai Xem bài gởi
        Nếu đã lỡ chém thì chém thêm quẻ hỗ nữa, hì hì
        thầy Hồng Tử Uyên có dạy: Chánh-Biến mà luận không xong thì Hỗ cũng như vứt đi
        Hỡi người xưa của ta nay
        Phút vui xin được so dây cùng người

      3. #43
        Tham gia ngày
        Apr 2014
        Bài gửi
        61
        Cảm ơn
        1
        Được cảm ơn: 4 lần
        trong 3 bài viết

        Default

        Chử ký tuyệt đẹp:

        Hỡi người xưa của ta nay
        Phút vui xin được so dây cùng người
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #44
        Tham gia ngày
        Jun 2014
        Bài gửi
        21
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 4 lần
        trong 2 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi longtuan Xem bài gởi
        Nâu rồi không vào diễn đàn - Thấy vắng vẻ quá .
        Theo tôi đoán khi đặt tên cho diễn đàn chẳng qua người đặt tên đang phân vân nên lấy hai quẻ để lấy cớ mà tìm tên thôi chứ không thể không đưa ra luận đoán gì ở đây .
        Cứ như một số luân đoán ở trên thì chẳng đi đến đâu cả - hời hợt - không căn cứ không gốc rễ - thiếu cơ bản .
        Nếu chỉ lấy tên quẻ mà luận thì phỏng có ích chi - ngay tên quẻ cũng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau .

        Trạch lôi tùy ma nói là không tụ ở chỗ nào thì chỉ nói vỏ ở ngoài mà không thấy lõi bên trong là ngoài đẹp trong động . Dịch vốn tùy thời mà dụng nhưng không thể tùy một cách bừa bãi được

        Đoài nói vẻ đẹp cỡ nào cũng chỉ là miệng lưỡi con người cũng chỉ là ý chủ quan mà thôi - đoài ngoài mềm trong cứng - ngoài hòa nhã trong chính trực - đó mới là gốc rễ của chiều sâu niềm vui đích thực .

        Để luận tên quẻ sẽ có nhiều cách luận nhưng có luận thế nào đi chăng nữa thì iếu tố không thể thiếu là :
        - Việc cần đoán ( chọn dụng thần )
        - Tiết lệnh ( lệnh ngày tháng năm )
        -Sau đó mới đến tất cả những iếu tố khác
        đây là DLVN, chứ không luận theo cách "Mai Hoa của Thiệu Khang Tiết"
        DLVN luận Tiên Thiên Ý
        Thầy Mỳ lúc sinh thời có giảng lý do vì sao không dùng Hậu Thiên (Ngũ Hành) mà luận, chỉ dùng Tiên Thiên Ý (Thánh Hiền) mà tỏ oai dụng của Dịch Lý
        học theo 'sách Mai Hoa - Thiệu Khang Tiêt' có ai luận đúng trên 60% bao giờ
        bàn luận gì thì đọc hết pp luận Tình Lý theo Tiên Thiên Ý của DLVN trước, học đúng thầy thì may ra được hiểu sơ sơ, học qua hậu hậu đệ tử thì may rủi thôi
        thay đổi nội dung bởi: Lua Non, 08-07-14 lúc 21:17
        Hỡi người xưa của ta nay
        Phút vui xin được so dây cùng người

      5. #45
        Tham gia ngày
        Jun 2014
        Bài gửi
        21
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 4 lần
        trong 2 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi quang Xem bài gởi
        Chử ký tuyệt đẹp:

        Hỡi người xưa của ta nay
        Phút vui xin được so dây cùng người
        cám ơn
        đây là 2 câu của Tố Hữu, viết về cụ Nguyễn Du
        nay mượn làm chữ ký
        lâu rồi, k quay lại diễn đàn lý số
        Hỡi người xưa của ta nay
        Phút vui xin được so dây cùng người

      6. #46
        Tham gia ngày
        Jun 2014
        Bài gửi
        21
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 4 lần
        trong 2 bài viết

        Default

        còn bàn về Trung - Chính, người học lại mâu thuẫn trật tự hình thành quẻ của Phục Hy,
        Thời Phục Hy làm gì bàn về Trung - Chính, ấy là ý Tiên Thiên

        đem râu ông nọ cắm cằm bà kia, đáng tiếc cho hậu học
        Hỡi người xưa của ta nay
        Phút vui xin được so dây cùng người

      7. #47
        Tham gia ngày
        Apr 2014
        Bài gửi
        61
        Cảm ơn
        1
        Được cảm ơn: 4 lần
        trong 3 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Lua Non Xem bài gởi
        cám ơn
        đây là 2 câu của Tố Hữu, viết về cụ Nguyễn Du
        nay mượn làm chữ ký
        lâu rồi, k quay lại diễn đàn lý số
        Ồ,thật hân hạnh!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #48
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi longtuan Xem bài gởi
        Nói như hieuminh thì phải - nhưng lại có người muốn tìm cái cái cụ thể nhưng lại không có cái gì cụ thể mà xem - ấy thế tôi mới có chuyện để chém gió vậy .
        Tôi cũng hay chiêm quẻ - nhưng phải tập chung - thường rất chính xác - nếu xem quẻ mà chung chung thì cần gì phải xem - thường khi mắc việc mà bằng tư duy của mình không biết nên sao thì mới cần quẻ mách - nếu cứ chung chung thì bỏ đi cho rồi .
        Hieuminh vẫn khỏe chứ - đợt vừa rồi con học thi cấp 3 mà kiến thức nó hổng quá tôi lại phải học lại giúp nó - năm nay hai đứa hai cấp - kiến thức bỏ nâu ngày quên rồi lại mất thời gian xem lại - học với con bây giờ lại thích làm toán - thi thoảng dỗi dãi mang đề thi ra luyện xong con chị thì lại thằng em .
        Bây giờ tạm iên rồi - thi thoảng lại vào chém gió với hieuminh rồi - mấy quyển sách cậu tặng thi thoảng mang đọc lại nhớ đến cậu - gặp lại cậu lại thấy vui vui .
        Thân .
        anh Hieuv74Hieuminh là một à???
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #49
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        387
        Cảm ơn
        131
        Được cảm ơn: 409 lần
        trong 220 bài viết

        Default ủeuer

        Trích Nguyên văn bởi Lua Non Xem bài gởi
        đây là DLVN, chứ không luận theo cách "Mai Hoa của Thiệu Khang Tiết"
        DLVN luận Tiên Thiên Ý
        Thầy Mỳ lúc sinh thời có giảng lý do vì sao không dùng Hậu Thiên (Ngũ Hành) mà luận, chỉ dùng Tiên Thiên Ý (Thánh Hiền) mà tỏ oai dụng của Dịch Lý
        học theo 'sách Mai Hoa - Thiệu Khang Tiêt' có ai luận đúng trên 60% bao giờ
        bàn luận gì thì đọc hết pp luận Tình Lý theo Tiên Thiên Ý của DLVN trước, học đúng thầy thì may ra được hiểu sơ sơ, học qua hậu hậu đệ tử thì may rủi thôi



        Cách xem quẻ có nhiều cách khác nhau nhung cũng như toán học vậy kết quả cuối cùng có cùng chung đáp số .

        Khi xem quẻ phải chỉ rõ diễn biến sự việc vào ngày , giờ , tháng , năm , thì mới thấy cái thú của việc xem quẻ .

        Quẻ nghiệm hay không nghiệm là vào thời khắc lập quẻ hoặc gieo quẻ .

        Khi hình thành quẻ rồi thì chỉ nhìn qua thì đã biết quẻ có ứng nghiệm hay không ứng nghiêm , nếu không ứng nghiệm thì phải kiểm tra lại lúc lập quẻ hoặc gieo quẻ đã mắc lỗi gì , bởi lúc quẻ hình thành rồi nhiều quẻ cứ lạc lõng đi đâu thì chứng tỏ người xem không tập trung hoặc chỉ hỏi cho vui thì không phải đoán định làm gì cho mất thời gian .

        Ví như dung mai hoa nhìn tượng mà đoán ý là chính , dùng tên quẻ , lời hào , thế ứng kết hợp . Sau đó dùng lục hào thẩm định lại lần nữa , khi đã quen rồi thì không cứ phải khư khư ở một sách .

        Khi mới xem thì dùng lục hào dễ xem hơn bởi các tiêu chí , lục thân , lục thần , địa chi đã nằm trong quẻ rồi .

        Câu in đậm của bạn làm khó người học dịch - học dịch mà cầu may rủi thì bỏ đi cho rồi - bởi dịch vốn là duy vật không phải duy tâm - thường ngày thích áp dụng dịch lúc mào mà chẳng được , chỉ cần bước chân ra khỏi cửa đã có thể dùng dịch được rồi bởi dịch vốn là Âm , Dương , động , tĩnh , hư thực , hàn nhiệt . to bé , ngắn dài , cao thấp ...... . Nếu chỉ bó ngọn ở một người sao thấy được thế giới bao la rộng lớn , ý hiểu của một người chỉ là một cái thuyền trên đại dương bao la mà thôi .

        Tôi học dịch vốn không cần thầy bởi ngay thầy với đích thực nghĩa thầy cũng chỉ là nêu nên nét đại cương mà thôi .
        Ngay cả nhiều nhà nghiên cứu viết dịch đều mắc lỗi chủ quan đưa ý hiểu của mình vào mà không đặt vào không thời gian cho nên vẫn mắc lỗi như thường - bởi khoa học ngày một tiến bô , những cái ngày xưa không tưởng nhưng bây giờ lại là hiện hữu .

        Học dịch phải đưa vào thực tế thường ngày từ cái nhỏ đến cái lớn mới thấy hết được cái thú vị của nó - từ trong cuộc sống đối nhân sử thế , thiên văn , địa lý , y học ......đều có thể tùy thời mà dụng vào .

        Bạn là người cẩn thận - cám ơn đã sửa lỗi chính tả - tôi hành sự vốn cũng rất cẩn thận - nhưng trong cuộc sống vốn tự do tự tại không chấp nhất câu chữ - tôi đọc sách vốn bỏ lời mà lấy ý cho nên thường không chú ý những cái đó đâu .

        Lâu rồi không chém nay chém tý vui vậy .
        thay đổi nội dung bởi: longtuan, 09-07-14 lúc 10:13
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #50
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi longtuan Xem bài gởi
        Cách xem quẻ có nhiều cách khác nhau nhung cũng như toán học vậy kết quả cuối cùng có cùng chung đáp số .

        Khi xem quẻ phải chỉ rõ diễn biến sự việc vào ngày , giờ , tháng , năm , thì mới thấy cái thú của việc xem quẻ .

        Quẻ nghiệm hay không nghiệm là vào thời khắc lập quẻ hoặc gieo quẻ .

        Khi hình thành quẻ rồi thì chỉ nhìn qua thì đã biết quẻ có ứng nghiệm hay không ứng nghiêm , nếu không ứng nghiệm thì phải kiểm tra lại lúc lập quẻ hoặc gieo quẻ đã mắc lỗi gì , bởi lúc quẻ hình thành rồi nhiều quẻ cứ lạc lõng đi đâu thì chứng tỏ người xem không tập trung hoặc chỉ hỏi cho vui thì không phải đoán định làm gì cho mất thời gian .

        Ví như dung mai hoa nhìn tượng mà đoán ý là chính , dùng tên quẻ , lời hào , thế ứng kết hợp . Sau đó dùng lục hào thẩm định lại lần nữa , khi đã quen rồi thì không cứ phải khư khư ở một sách .

        Khi mới xem thì dùng lục hào dễ xem hơn bởi các tiêu chí , lục thân , lục thần , địa chi đã nằm trong quẻ rồi .

        Bạn là người cẩn thận - cám ơn đã sửa lỗi chính tả - tôi hành sự vốn cũng rất cẩn thận - nhưng trong cuộc sống vốn tự do tự tại không chấp nhất câu chữ - tôi đọc sách vốn bỏ lời mà lấy ý cho nên thường không chú ý những cái đó đâu .
        Lão Lúa non nói đúng đấy, phương pháp luận đoán theo hoa mai - là phép dụng tiên thiên; còn dụng bốc phệ lục hào là phép dụng hậu thiên nên không thể ghép lại với nhau mà đoán - nó sẽ sai lệch đi, mặc dù bản chất đều có động mới cầu quẻ!

        hihihihihihi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 5/8 đầuđầu ... 34567 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Những phương pháp phát triển tâm linh
        By huyenkhong in forum Khoa học huyền bí
        Trả lời: 1
        Bài mới: 26-09-13, 11:50
      2. Xin chữ triện của 8 quẻ dịch đơn
        By nguyenvoquy in forum Dịch số
        Trả lời: 0
        Bài mới: 18-04-12, 11:20
      3. Làm ăn lớn........44 triệu đô la....:668:
        By hoa mai in forum Xã Hội - Con Người
        Trả lời: 0
        Bài mới: 14-07-11, 23:05
      4. Trả lời: 7
        Bài mới: 06-01-11, 10:26
      5. Nhà xu tiền triệu, nhà triệu tiền xu
        By vân từ in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 7
        Bài mới: 09-04-10, 07:56

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •