-
19-08-14, 13:35 #1
Quán thơ Đường!
BỐN NHÀ THƠ LỚN NHẤT TRUNG QUỐC
[IMG]http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/hieunv74053/LyBach_zps3deec01d.jpg[/IMG]
1. Lý Bạch (tiếng Trung: 李白; bính âm: Lǐ Bái / Lǐ Bó; 701- 762): Hậu duệ của tướng quân Lý Quảng nhà Hán, là cháu chín đời của Vũ Chiêu Vương Lý Cao nước Tây Lương thời Ngũ hồ thập lục quốc. Tương truyền lúc ông sắp sinh, bà thân mẫu nằm mộng thấy sao Tràng Canh (hay Trường Canh), vì sao này có tên là Thái Bạch nên đặt tên con là Bạch. Sau này ông tự đặt hiệu là Thái Bạch, rồi Tràng Canh; ngoài ra do sinh ở làng Thanh Liên nên cũng lấy hiệu là Thanh Liên cư sĩ. Ông là nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung.
Về sau này, Đỗ Phủ, thua ông 11 tuổi, được tôn làm Thi Thánh (Thơ Thánh) thì Lý Bạch được tôn làm Thi Tiên (Thơ Tiên).
Lận đận thi cử - Chuyện thi cử
Năm Thiên Bảo đời Đường Huyền Tông (742), Lý Bạch đến Tràng An ứng thí, tình cờ gặp Hạ Tri Chương (đang giữ chức Hàn Lâm), cả hai đều mê rượu, mê thơ nên trở thành thân thiết.
Đề thi năm ấy là: "Không mong văn chương hơn thiên hạ, chỉ cần văn chương đúng ý quan chấm thi". Khoa thi vừa xong, Hạ Tri Chương sợ Lý Bạch không có tiền đút lót sẽ bị đánh rớt, liền gửi một lá thư giới thiệu cho giám khảo. Thư đến hai quan giám khảo là Cao Lực Sĩ và Dương Quốc Trung, hai người này vốn không thích Hạ Tri Chương, nên càng ghét Lý Bạch. Lúc chấm thi, thấy hai chữ Lý Bạch, Dương Quốc Trung liền phê: "Người này dốt quá chỉ đáng mài mực cho bọn sĩ tử thôi". Cao Lực Sĩ phê hùa theo: "Có lẽ chưa đáng mài mực, chỉ đáng cởi giày cho họ thôi". Rồi đánh hỏng vào bài thi của ông.
Chuyện trong cung
Thi rớt kỳ ấy, Lý Bạch nghe lời Hạ Tri Chương ở lại chơi ít tháng, đợi Hạ tiến cử. Một hôm sứ nước Phiên dâng thư cho vua Huyền Tôn bằng tiếng Phiên, cả triều không ai đọc được. Vua vừa tức giận vừa hổ thẹn, hẹn sứ giả 6 ngày sẽ trả lời thư. Hạ Tri Chương kể chuyện cho Lý Bạch nghe. Vì Lý Bạch từng được mẹ dạy chữ Phiên, ông bảo "cũng chẳng khó gì", liền hôm sau được vua Đường vời vào triều. Lý Bạch không chịu vào, vua liền phong cho chức Học vị tiến sĩ, ông mới mặc áo, đội mão bước vào. Cầm thư Phiên, Lý đọc vanh vách, vua từ đó rất thích ông, không ngờ lại có người thông tuệ như vậy, liền thăng chức cho ông làm Hàn Lâm học sĩ.
Đến khi Vua sai viết thư trả lời bằng tiếng Phiên, Lý Bạch mặt đỏ, liểng xiểng đi đến Cao Lực Sĩ, đưa chân cho y tháo giày, rồi ngoắc Dương Quốc Trung lại mài mực ông mới chịu viết. Hai người này đành phải lúi húi làm theo.
Thời gian trong cung của Lý Bạch cũng có nhiều chuyện được chép lại, đại loại là về tài thơ của Lý Bạch. Như việc Lý Bạch say rượu làm thơ thần tốc thì có rất nhiều. Ngoài ra giai thoại sau đây rất nổi tiếng:
Thời Khai Nguyên, lúc hoa nở đẹp, vua Đường Minh Hoàng cùng Dương Quý Phi ra ngắm hoa, sai nhạc đội ca hát. Lần này vua muốn có lời ca ngợi sắc đẹp của Dương Quý Phi, liền vời Lý Bạch đương say rượu vào đặt cho. Lý Bạch đang say viết liền 3 bài Thanh Bình điệu. Vua và Quý Phi rất thích. Sau này Dương Quốc Trung, Cao Lực Sĩ, những người từng bị Lý Bạch làm nhục gièm pha ông với Dương Quý Phi (em gái của Dương Quốc Trung) về bài Thanh Bình Điệu, bài này có đoạn:
Khả liên Phi Yến ỷ tân trang
Hai người cho là Lý Bạch sánh ngang Quý Phi với Triệu Phi Yến, một hoàng hậu bị thất sủng. Dương Quý Phi từ đó không ưa Lý Bạch, lại thêm Trương Ký ganh ghét gièm pha, Lý Bạch phải cuốn gói khỏi triều đình.
Tắc phẩm:
Lý Bạch làm hơn 20.000 bài thơ cả thảy, nhưng làm bài nào vứt bài đó, nên được biết tới là nhờ dân gian ghi chép hơn cả. Sau loạn An Lộc Sơn thì mất rất nhiều. Đến khi ông mất năm 762 thì người anh họ Lý Dương Lân thu thập lại, thấy chỉ còn không tới 1/10 so với người ta truyền tụng. Sang năm 1080, Sung Minh Chiu người Cao Ly mới gom góp lại tập thơ Lý Bạch, gồm 1800 bài. Đến nay thì thơ Lý Bạch còn trên dưới 1000 bài, bài nào cũng được đánh giá rất cao, nhưng nổi tiếng trong dân gian thì có: Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu, Hành lộ nan...
Khác với Đỗ Phủ, thơ Lý Bạch thích viển vông, phóng túng, ít đụng chạm đến thế sự mà thường vấn vương hoài cổ (Phù phong hào sĩ ca, Hiệp khách hành, Việt trung lãm cổ...), tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp (Cổ phong, Quan san nguyệt...), cảm thông cho người chinh phụ (Trường can hành, Khuê tình, Tử dạ thu ca...), về tình bạn hữu (Tống hữu nhân, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Văn Vương Xương Linh thiên Long Tiêu...), tình trai gái (Oán tình, Xuân tứ...), nhớ quê hương (Tĩnh dạ tứ, Ức Đông Sơn...). Nhưng nhiều nhất vẫn là về rượu (Tương Tiến tửu, Bả tửu vấn nguyệt, 4 bài nguyệt hạ độc chước, Xuân nhật độc chước, Đối tửu...).
Lý Bạch làm thơ lối Cổ Phong rất được yêu thích, ngoài ra còn có thơ tứ cú, bát cú.Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:
namphong (19-08-14),nguyenminh (19-08-14)
-
19-08-14, 13:51 #2
[IMG]http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/hieunv74054/Dophu_zps2e16c02c.jpg[/IMG]
2. Đỗ Phủ (杜甫) (Dù Fǔ)(712–770): Hiệu Tử Mỹ, tự Đỗ Thiếu Lăng. Là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường. Cùng với Lý Bạch, ông thường được coi là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc. Tham vọng lớn nhất của ông là có được một chức quanđể giúp đất nước, nhưng ông đã không thể thực hiện được điều này. Cuộc đời ông, giống như cả đất nước, bị điêu đứng vì Loạn An Lộc Sơn năm 755, và 15 năm cuốiđời ông là khoảng thời gian hầu như không ngừng biến động. Trước khi trở nên nổi tiếng, những tác phẩm của ông bị ảnh hưởng nhiều từ cả văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Ông từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi sử và Thi thánh. Đối với độc giả phương Tây, tầm vóc các tác phẩm của ông cho phép ông trở thành một“Virgil, Horace, Ovid, Shakespeare, Milton, Burns, Wordsworth, Béranger, Hugo hay Baudelaire của Trung Quốc”.
---
[IMG]http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/hieunv74055/Bachcudi_zpsd40f22ee.jpg[/IMG]
3. Bạch Cư Dị (白居易) (Bó Jūyì) (772-846): Tự là Lạc Thiên (樂天), hiệu là Hương Sơn cư sĩ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường. Tác phẩm nổi tiếng của Bạch Cư Dị ở Việt Nam: Tỳ bà hành, Trường Hận Ca. Bạch Cư Dị để lại khoảng trên 2.800 bài thơ.
Công trạng khi làm quan
Khi làm thứ sử Hàng Châu, thấy các công trình điều tiết nước cho nông nghiệp đã bị bỏ hoang lâu ngày, ông đã cho tu tạo lại Tây Hồ, cho đắp đê tại đây, trên trồng liễu, đến nay vẫn còn và được gọi là Bạch đê. Khi làm thứ sử Tô Châu, ông cho đào một con sông đào nối Hổ Khâu ở phía tây với Xương Môn ở hía đông gọi là Sơn Đường hà.
Sau khi Bạch Cư Dị qua đời, vua Đường Tuyên Tông có làm bài thơ điếu như sau:
Xuyết ngọc liên châu lục thập niên,
Thùy giáo minh lộ tác thi tiên?
Phù vân bất hệ danh Cư Dị,
Tạo hóa vô vi tự Lạc Thiên.
Đồng tử giải ngâm Trường hận khúc,
Hồ nhi năng xướng Tì bà thiên.
Văn chương dĩ mãn hành nhân nhĩ.
Nhất độ tư khanh nhất thương nhiên.
Dịch:
Sáu mươi năm sáng tác ngọc liền châu,
Ai đã chỉ đường làm thi tiên?
Phù vân không gắn tên Cư Dị,
Tạo hóa vô vi tự Lạc Thiên.
Đồng Tử ngâm nga Trường hận khúc,
Hồ nhi ca hát tì bà thiên.
Văn chương đã đến cùng trăm họ.
Mỗi độ nhớ khanh trẫm đau buồn.
---
[IMG]http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/hieunv74056/Vuongbot_zps8e006558.jpg[/IMG]
4. Vương Bột 王勃 (649-675) tự Tử An 子安, người đất Long Môn. Sáu tuổi đã biết làm văn. Mười sáu, mười bảy tuổi nổi danh hạ bút nên vần.
Vương có thói quen, mỗi khi làm văn, mài mực sửa soạn nghiên bút rồi nằm đắp chăn ngủ. Khi tỉnh dậy, cầm ngay bút viết. Vương nổi tiếng là một thi sĩ cao danh thời Sơ Đường (618-713).
Khoảng 675-676, lúc 27-28 tuổi, Vương Bột bị đắm thuyền, chết đuối ở biển Nam Hải trên đường sang Giao Chỉ thăm cha.
Tác phẩm nổi tiếng của ông là Đằng Vương Các Tự. Các tác phẩm nổi tiếng khác của Vương Bột có:
Hán Thư Chỉ Hà (10 quyển) (汉书指瑕)十卷
Chu Dịch Phát Huy (5 quyển) (周易发挥)五卷
Thứ Luận Ngữ (10 quyển) (次论语)十卷
Chu Trung Toản Tự (5 quyển) (舟中纂序)五卷
Thiên Tuế Lịch (千岁历)
Tất cả các tác phẩm trên đều bị thất bản.Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:
namphong (19-08-14),nguyenminh (19-08-14)
-
19-08-14, 14:00 #3
CẤU TRÚC CỦA THI PHÁP THƠ ĐƯỜNG
(Bài này do THI NANG viết), xin trích lại ra đây:
Thơ Đường bao gồm nhiều thể loại khác nhau.Chúng ta hãy khảo sát kiểu cơ bản, tức luật thi (bát cú) qua các yếu tố thi pháp: nhịp điệu, tiết tấu, vận pháp, đối ngẫu và bố cục, …
1). Nhịp điệu:
Câu thất ngôn đi theo nhịp chẵn, ngắt hơi ở sau tiếng thứ hai và thứ tư, đôi khi chỉ có một chỗ ngắt hơi sau tiếng thứ tư (2-2-3, hay 4-3).
Ví dụ: Trích trong bài Đăng cao của Đỗ Phủ.
Vô biên/lạc diệp/tiêu tiêu há,
Bất tận/trường giang/cổn cổn lai
B T B
T B B
Dịch thơ:
Mênh mông lá úa bời bời rụng,
Man mác sông dài cuộn cuộn mau.
Dịch xuôi:
Lá rụng ào ào không bao giờ dứt.
Sông dài cuồn cuộn chảy chẳng chút nào thôi.
\
Hoặc trích trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Nhớ nước/đau lòng/con quốc quốc
Thương nhà/mỏi miệng/cái đa đa.
Tuy nhiên, khi cần, tác giả cũng biến đổi nhịp điệu, làm cho câu thơ gợi cảm hơn. Những câu được ngắt nhịp đặc biệt như thế sẽ nỗi bật lên giữa bài thơ, gây nên một ấn tượng sâu sắc.
Ví dụ: Trích trong bài Giang Nam xuân mộ ký gia của Lý Thân
Kiếm Thủy tự tiền/phương thảo hợp,
Kính Hồ đình thượng/dã hoa khai.
Dịch thơ:
Kiếm Thủy cỏ thơm trùm miếu trước,
Kính Hồ hoa dại nở đình ngoài.
Dịch xuôi:
Trước chùa Kiếm Thủy, cỏ thơm chụm lại,
Ngoài đình Kính Hồ, hoa dại nở rộ.
Hoặc trích trong bài Các dạ của Đỗ Phủ
Ngũ canh/cổ giáp thanh/bi tráng,
Tam giáp/tinh hà ảnh/động dao.
Dịch thơ:
Kèn trống năm canh hồi rộn rịp,
Sao hà ba kẽm bóng linh lung.
Dịch xuôi:
Suốt năm canh, tiếng trống tù và còn não nùng,
Vùng ba kẽm, bóng sao hà lung lay.
Nó khác hẳn với câu thất ngôn nhịp lẻ của thơ Việt Nam (trong thể song thất lục bát):
Chàng tuổi trẻ/vốn dòng/hào kiệt,
Xếp bút nghiên/theo việc/đao cung.
(Trích trong Chinh phụ ngâm diễn ca của bà Đoàn Thị Điểm)
-Còn câu ngũ ngôn vì ngắn quá nên chỉ có hai nhịp và chỗ ngắt hơi là sau tiếng thứ hai (2-3 ). Xem thế, ta có thể nói câu ngũ ngôn là do lấy câu thất ngôn bỏ đi hai tiếng đầu,vẫn thuộc nhịp chẵn:
Ví dụ: Trích trong bài Tương tư của Vương Duy
Hồng đậu/sinh Nam quốc,
Xuân lai/phát kỷ chi.
Dịch thơ:
Đậu đỏ miền Nam mọc,
Xuân sang nẩy mấy chồi.
Dịch xuôi:
Cây đậu đỏ mọc ở phương Nam,
Xuân đến nẩy ra vài cành.
Ngược với câu ngũ ngôn Việt nam (3-2):
Lời cổ nhân/còn dặn,
Sao ông chủ/vội quên?
(Khuyết danh,trích trong Lục súc tranh công).
...Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:
namphong (19-08-14),nguyenminh (19-08-14)
-
19-08-14, 14:09 #4
2). Tiết tấu:
Tiết tấu là sự phối hợp thanh điệu trong câu thơ, hay nói cách khác, là sự luân phiên bằng (B) trắc (T) giữa các tiếng. Bằng là những tiếng thuộc thanh bình (viết tắt: B), chuyển thành thanh ngang và huyền trong tiếng Hán-Việt. Trắc là những tiếng thuộc thanh thượng, khứ, nhập (viết tắt: T), chuyển sang tiếng Hán-Việt thành hỏi, ngã, sắc, nặng [T]/bằng là từ không dấu hoặc dấu huyền (B).
Bước đi của câu thơ, nếu theo qui định rất nghiêm ngặt của lối thơ cung đình, khoa cử, thì có các kiểu sau đây:
[IMG]http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/hieunv74057/CauluatB-T_zps92893ded.jpg[/IMG]
Nhưng trong sáng tác bình thường nhà thơ được phép vận dụng lệ ngoại:
“nhất, tam, ngũ bất luận; 1-3-5 không luận tiết tấu.
nhị, tứ, lục phân minh” 2-4-6 phải phân minh.
(tiếng thứ nhất, ba, năm không kể;
tiếng thứ hai, tư, sáu phải rõ ràng),
hay nói cách khác, sự luân phiên bằng trắc chỉ tính ở các chỗ ngắt hơi (cú đậu). Như thế chỉ còn lại hai kiểu,
hợp nhất (1) và (2) thành kiểu (I), câu luật bằng;
hợp nhất (3) và (4) thành kiểu (II),câu luật trắc:
[IMG]http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/hieunv74058/B-T-Ngoaile_zps22d91d54.jpg[/IMG]
Phối hợp hoàn toàn bài tám câu, thì các câu 1,4,5,8 cùng một kiểu,các câu 2,3,6,7 cùng một kiểu . Hai câu theo cùng một kiểu gọi là niêm (kết dính), cho nên:
+ câu 2 niêm với câu 3,
+ câu 4 niêm với câu 5, câu
+ 6 niêm với câu 7 và còn lại
+ câu 1 niêm với câu 8.
Nếu câu 1 thuộc luật bằng thì gọi là bài thơ luật bằng, nếu câu 1 thuộc luật trắc thì gọi là bài thơ luật trắc. Nếu bài thơ có câu nào không theo đúng qui tắc trên thì gọi là bài thất niêm. Lại những chỗ “bất luận”, nếu có tiếng nào đổi thanh mà làm cho âm điệu trúc trắc, không hài hòa, thì gọi là khổ độc.
...Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:
namphong (19-08-14),nguyenminh (20-08-14)
-
19-08-14, 14:22 #5
3). Vận pháp:
Vần là yếu tố quan trọng bậc nhất trong thơ ca cổ điển. Các tác giả có thể "thất niêm" nhưng không bao giờ "lạc vận".
Thơ bát cú sử dụng một "khuôn vần" duy nhất từ đầu đến cuối, gọi là "độc vận", vị trí ở cuối các câu 1,2,4,6,8 gọi là “cước vận” (vần chân). Có khi bỏ vần ở câu 1.
3.1. -Vần mang khuôn âm hoàn toàn giống nhau (cùng thuộc một vận bộ), gọi là chính vận. Những tác giả đời Đường rất thích dùng chính vận.
Ví dụ: bài Ân tứ Lệ Chính điện thư viện tứ yến, ứng đắc Lâm tự của Trương Duyệt:
Đông Bích đồ thư phủ (bỏ vần)
Tây Viên hàn mặc lâm.
Tụng Thi văn quốc chính
Giảng Dịch kiến thiên tâm
Vi thiết hòa canh trọng
Ân thao túy lễ thâm
Tái ca xuân hứng khúc
Tình kiệt vị tri âm.
Dịch thơ:
Đông Bích, đồ thư chứa,
Tây Viên, bút mực bày
Ngâm Thi, việc nước rõ,
Giảng Dịch, lẽ trời hay
Trộm chức nêm canh nặng
Ơn vua thưởng rượu say.
Ca xuân cao giọng hát
Tri kỷ dốc lòng ngay!
Dịch xuôi:
Ơn vua cho làm ở thư viện Lệ Chính, ban tiệc, vâng mệnh làm bài thơ lấy vần "Lâm"
Đông Bích là kho chứa sách vở,
Tây viên là rừng bút mực
Ngâm Kinh Thi mà nghe bàn việc nước,
Giảng Kinh Dịch mà thấy rõ lòng trời
Địa vị trộm giữ việc "nêm canh" nặng nề,
Được ơn vua ban cho rượu nếp rất sâu xa.
Có cảm hứng hát vang khúc ca xuân,
Dốc hết tâm tình vì người tri kỷ.
3.2.-Nếu vần chỉ giống nhau bộ phận, gọi là thông vận.
Ví dụ: bài Họa Giả Chí xá nhân "Tảo triều Đại Minh cung" chi tác của Vương Duy:
Giáng trách kê nhân báo hiểu trừ,
Thượng y phương tiến thúy vân cừu.
Cửu thiên xướng hạp khai cung điện,
Vạn quốc y quan bái miện lưu.
Nhật sắc tài lâm tiên chưởng động,
Hương yên dục bạng cổn long phù.
Triệu bãi tu tài ngụ sắc chiếu,
Bội thanh quy đáo Phụng Trì đầu.
Dịch xuôi:
Họa bài "Chầu sớm ở cung Đại Minh" của xá nhân đại chí.
Kê nhân đội khăn đỏ đưa hiệu báo trời đã sáng,
Quan thượng y vừa dâng lên vua áo thúy vân.
Trên chín tầng trời, quan xướng hạp mở cửa cung điện,
Khắp muôn nước, áo mũ chào lạy miện lưu.
Ánh mặt trời vừa dọi xuống, tay tiên vẫy động,
Khói thơm như muốn bay lên vấn vít áo rồng.
Tan chầu, hãy còn lo viết tờ chiếu năm sắc,
Tiếng ngọc bội reo vang trở về đến gác Phụng Trì.
Dịch thơ:
Vừa nghe báo sáng lệnh kê nhân,
Quan thượng y dâng áo thúy vân.
Chín bệ mở toang cung ngọc điện,
Trăm quan mừng lạy đấng anh quân.
Tay tiên đón nắng cao cao vẫy,
Áo ngự xông hương lớp lớp vần.
Tan cuộc triều đình vâng chiếu chỉ,
Phượng Trì trở lại ngọc vang ngân.
...thay đổi nội dung bởi: hieunv74, 19-08-14 lúc 17:03
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:
namphong (19-08-14),nguyenminh (19-08-14)
-
19-08-14, 15:45 #6
採蓮曲其一李白
Thái liên khúc kỳ 1 Lý Bạch (Khúc hát hái sen)
若耶溪旁採蓮女,
笑隔荷花共人語。
日照新粧水底明,
風飄香袂空中舉。
Nhược Da khê bàng thái liên nữ,
Tiếu cách hà hoa cộng nhân ngữ.
Nhật chiếu tân trang thuỷ để minh,
Phong phiêu hương duệ không trung cử.
採蓮曲其二李白
Thái liên khúc kỳ 2 Lý Bạch
岸上誰家遊冶郎
三三五五映垂楊
紫騮嘶入落花去
見此踟躕空斷腸
Ngạn thượng thuỳ gia du dã lang
Tam tam ngũ ngũ ánh thuỳ dương
Tử lưu tê nhập lạc hoa khứ
Kiến thử trì trù không đoạn trường
烏夜啼
Ô dạ đề (Quạ kêu đêm )
黃雲城邊烏欲棲,
歸飛啞啞枝上啼。
機中織錦秦川女,
碧紗如煙隔窗語。
停梭悵然憶遠人,
獨宿孤房淚如雨。
Hoàng vân thành biên ô dục thê,
Quy phi nha nha chi thượng đề.
Cơ trung chức cẩm Tần Xuyên nữ,
Bích sa như yên cách song ngữ.
Đình thoa trướng nhiên ức viễn nhân,
Độc túc cô phòng lệ như vũ.
Bài thơ: Đề đô thành nam trang - 題都城南莊 (Thôi Hộ - 崔護)
題都城南莊
去年今日此門中,
人面桃花相映紅;
人面不知何處去,
桃花依舊笑冬風.
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong .Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
-
19-08-14, 16:49 #7
Thái liên khúc kỳ 2 Lý Bạch
岸上誰家遊冶郎
三三五五映垂楊
紫騮嘶入落花去
見此踟躕空斷腸
Ngạn thượng thuỳ gia du dã lang
Tam tam ngũ ngũ ánh thuỳ dương
Tử lưu tê nhập lạc hoa khứ
Kiến thử trì trù không đoạn trường
===
Con cái nhà ai giống lẳng lơ
Mấy chàng trên bến liễu buông tơ
Đường hoa ngựa tía thong dong hí
Thấy cảnh dùng dằng dạ ngẩn ngơ
---
Con Cái nhà ai giống lẳng lơ
T B T
Anh Thôi trên bến liễu buông tơ
B T B
Đường hoa trở gái thong dong hí
B T B
Thấy cảnh dùng dằng dạ ngẩn ngơ
T B TChào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
-
19-08-14, 16:51 #8
anh Hiếu mở mục này ý tứ thâm thúy thật, sau này một số người sẽ cảm ơn anh. Bây giờ NP cảm ơn trước vậy.
Chào một ngày mới.
-
19-08-14, 16:52 #9
Hihi tham gia diễn đàn phong thủy mà chuyên đi tìm những chuyên mục không phải phong thủy để tham gia
Kê gạch, đăng ký 1 lot với HieuNVChào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
19-08-14, 16:54 #10
Không đề
"Cũng muốn làm thơ đúng luật đường
Ngặt vì ít chữ kém từ chương
Cho nên nhắm mắt phung lời dại
Đành phải giả mù khéo nói cương
Múa bút thi nhân tài văn cú
Tả ngòi bút Việt rắn thành lươn
Bao năm mơ ước cùng thiên hạ
Viết chẳng ra câu nghĩ chán chường"Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "Vôdanh" về bài viết có ích này:
Bin_2004 (30-08-14),DangHuyAnh (19-08-14)