Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 171

      Threaded View

      1. #11
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        (Tiếp theo)
        PHÉP DÙNG GIỜ
        Ngày là "Thể", thì giờ là "Dụng" của ngày. Dùng giờ để giúp đỡ cho ngày, Nếu can và chi ngày giờ :
        • Tỷ hòa
        • Tam hợp cục
        • Hội cục
        • Lục hợp
        • Quí nhân, Lộc Mã của ngày là cát.
        Giờ xung nguyệt lệnh, xung tuế quân, hung.
        Chi ngày và giờ Phá nhau là đại hung, hình nhau là thứ hung.
        Can giờ khắc can ngày là hung.
        "Tam nguyên ca" nói rằng: "Dù cho được Tam kỳ, cùng với tam môn, mà can giờ khắc can ngày đều tổn quang minh". Nhưng cũng cần chú ý: Như Dương Tùng Quân táng cho vong mệnh Đinh Tị:
        Tý sơn - Ngọ hướng.
        Ngày Nhâm Thân - Giờ Mậu Thân.
        Dùng 2 can không tạp, địa chi lại nhất khí, lại còn: Mậu thổ lộc tại Tị, mà Tị với Thân lục hợp. Nhâm thủy trường sinh tại Thân, vì vậy không lấy Bất ngộ (can giờ khắc can ngày) làm kị vậy.Tóm lại cần điều "Đại cuộc" làm trọng.
        Dùng giờ "Quanh về thành":
        Tháng mạnh (1,4,7,10) dùng giờ Tý Ngọ Mão Dậu.
        Tháng trọng (2,5,8,11) dùng giờ Dần, Thân, Tị, Hợi.
        Tháng quí ( 3,6,9,12) dùng giờ Thìn,Tuất, Sửu, Mùi.Tốt thì đã đành.
        Còn: Như tháng sau Vũ thủy, Hợi tướng, vào việc dùng giờ Nhâm Tý.
        Như tháng sau Đại hàn Tý tướng ta dùng giờ (Quí sửu)
        Như tháng sau Xử thử Tị tướng, ta dùng giờ (Bính Ngọ)
        Như tháng sau Đại thử Ngọ tướng ta dùng giờ (Đinh Mùi) gọi là Ngựa quanh về thành, chư tinh nhập cục, cực tốt.
        Khi can ngày không vượng, ta dùng giờ lộc của ngày, phù trợ làm cho can ngày sẽ vượng. Cụ thể:
        Ngày Giáp dùng giờ Dần
        Ngày Ất dùng giờ Mão
        Ngày Bính dùng giờ Tị
        Ngày Đinh dùng giờ Ngọ
        Ngày Mậu dùng giờ Dần
        Ngày Kỷ dùng giờ Ngọ
        Ngày Canh dùng giờ Thân
        Ngày Tân dùng giờ Dậu
        Ngày Nhâm dùng giờ Hợi
        Ngày Quí dùng giờ Tý
        Dùng giờ theo Kỳ Môn Độn Giáp.
        Trước hết phải lấy Siêu thần, Tiếp khí, sau đó xem Quí nhân Lộc Mã đến cục, tương hợp với kỳ, đó là thượng cát.
        Nếu Kỳ đến mà Lộc không đến gọi là "Độc Cước Kỳ". Lộc đến mà Kỳ không đến sẽ là "Không vong Lộc"thời không thể dùng chế sát được.
        Chú ý: Khi Thái dương tại Tý, thời giờ Nhâm Tý cát.
        Thái dương tại Ngọ thời giờ Bính Ngọ cát.,..Tức là dùng Thái dương đến phương, đến hướng để chọn giờ. Còn nói dùng giờ Nhâm Tý là dùng giờ Tý 4 khắc trên là cụ thể hóa chi tiết trong giở Tý, đặc biệt tinh. (Nghiên cứu kỹ Thái dương đến sơn có lập biểu).
        Khi Thái dương tại Tý, ta chọn giờ Nhâm Tý là cát, nhưng dùng được trong trường hợp nào?
        Ta chỉ có thể dùng được khi:
        Tọa Tý - hướng Ngọ (Thái dương lâm sơn)
        Tọa Ngọ - hướng Tý (Thái dương chiếu)
        Tọa Thân, hay tọa Thìn đều được (Thái dương tam hợp chiếu)
        Khi Thái dương tại Sửui, ta chọn giờ Quí Sửu là cát, nhưng dùng được trong trường hợp nào?
        Ta chỉ có thể dùng được khi:
        Tọa Sửu - hướng Mùi (Thái dương lâm sơn)
        Tọa Mùi - hướng Sửu (Thái dương chiếu)
        Tọa Tị, hay tọa Dậu đều được (Thái dương tam hợp chiếu)
        Khi Thái dương tại Ngọ, ta chọn giờ Bính Ngọ là cát, nhưng dùng được trong trường hợp nào?
        Ta chỉ có thể dùng được khi:
        Tọa Ngọ - hướng Tý (Thái dương lâm sơn)
        Tọa Tý - hướng Ngọ (Thái dương chiếu)
        Tọa Dần, hay tọa Tuất đều được (Thái dương tam hợp chiếu)
        Khi Thái dương tại Mùi, ta chọn giờ Đinh Mùi là cát, nhưng dùng được trong trường hợp nào?
        Ta chỉ có thể dùng được khi:
        Tọa Mùi - hướng Sửu (Thái dương lâm sơn)
        Tọa Sửu - hướng Mùi (Thái dương chiếu)
        Tọa Hợi, hay tọa Mão đều được (Thái dương tam hợp chiếu)

        TAM NGUYÊN PHÙ ĐẦU
        Để xác định đúng Lệnh tháng, Tiết khí chúng ta cần nắm vững nội dung Tam nguyên Phù đầu, bởi nó là cái mốc để tính chính xác Lệnh tháng, Tiết khí. Mà Lệnh tháng và Tiết khí có ảnh hưởng trực tiếp đên việc chọn ngày và nhiều vấn đề khác.
        Phàm trong 1 năm có 24 Tiết, khí, gọi nôm na là 24 Tiết khí. Mỗi Tiết khí khoảng 15 ngày. Mỗi tiết, khí lại chia thành 3 Hầu: Thượng, Trung và Hạ nguyên
        Về Lệnh tháng.
        Môt năm có 12 Lệnh tháng, như sau:
        Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
        Lệnh tháng Lập Xuân Kinh Trập Thanh minh Lập hạ Mang chủng Tiểu thử Lập thu Bạch lộ Hàn lộ Lập đông Đại tuyết Tiểu hàn

        Một năm có 24 Tiết, khí. Mỗi tiết khí lại chia thành 3 nguyên : Thượng Trung, Hạ nguyên. Mỗi nguyên nói chung kéo dài khoảng 5 ngày. Tiêu chuẩn của nó:
        Thượng nguyên: Là GiápTý(1) Giáp Ngọ(31); Kỷ Mão(16), Kỷ Dậu (46)
        Trung nguyên: Là Giáp Thân (21), Giáp Dần (51), Kỷ Tị (6), Kỷ Hợi (36)
        Hạ nguyên: Là Giáp Tuất (11), Giáp Thìn (41), Kỷ Sửu (26), Kỷ Mùi (36).
        Để dễ hiểu ta lấy một vài thí dụ cụ thể.
        Năm 1943 Lập xuân vào ngày 1 tháng giêng lại là ngày Giáp Ngọ.
        Như thế ngày mồng một đó gọi là Chính thụ Thượng nguyên Lập xuân. Tức là Lệnh tháng giêng bắt đầu tính từ mồng 1.
        Nhưng như năm 2010. Ngày 21 tháng chạp Lập xuân (là ngày Giáp Tý). Theo tiêu chuẩn của Tam nguyên, phải lấy ngày 21 Tháng chạp là ngày Thượng nguyên Lập xuân. Hiện tượng này gọi là Siêu thần
        Nhưng như năm 1974. Ngày 13 tháng giêng năm 1974 là ngày Lập xuân (là ngày Bính Tý), nên ngày 16 là ngày Kỷ Mão. Theo tiêu chuẩn của Tam nguyên, phải lấy ngày 16 tháng giêng năm 1974 là ngày Thượng nguyên Lập xuân năm 1974. Tình hình này gọi là Tiếp thần. Đó là tính mốc sơ bộ cho năm
        Tóm lại: Căn cứ vào Lệnh Tháng để xác định khoảng đó là tháng đó.
        Căn cứ vào Tiết khí để xác định khoảng đó là Tiết, khí đó.
        Căn cứ vào Tiêu chuẩn Phù đầu để xác định được chính xác thời gian (Tính cho ngày) đó thuộc tháng nào, tiết khí nào.
        Tính mốc cho Tiết khí:
        Tính Tiết khí Đại tuyết, năm 2009.
        Năm 2009, Đại Tuyết là ngày 21 tháng 10. là ngày Bính Ngọ (43). Vậy Lệnh tháng Tý (11) là khoảng 21 tháng 10 âm lịch.
        Căn cứ vào Tam nguyên phù đầu: Ngày gần nhất là Kỷ Dậu (mã số 46). Vậy Tiết Đại tuyết Thượng nguyên không phải là 21 tháng 10, mà chính xác là bắt đầu từ ngày 24 tháng 10, tức ngày Kỷ Dậu.
        Trung nguyên bắt đầu từ ngày Giáp Dần (51) ngày 29 tháng 10,
        Hạ ngyên bắt đầu từ ngày Kỷ Mùi (56) ngày 4 tháng 11...
        Việc xác định chính xác thời gian của từng Tiết, khí rất quan trọng, nó còn liên quan đến nhiều mặt trong việc chọn ngày, Tứ trụ, Tử bình, Độn giáp, Phong thủy, Giải quẻ Chu dịch v..v nên mọi người cần phải nắm vững.
        Đến đây phần cơ bản của nội dung cần chuyển tải tạm dừng.
        Kỳ sau tôi sẽ nêu cô đọng cách chọn ngày của bản thân để các bạn cùng tôi trao đổi, những điều nào thấy hợp lý thì dùng, thấy không hợp lý thì cùng nhau rút kinh nghiệm, điều quan trọng là tìm đến cái chân, cái thiện để giúp ích cho đời
        (Còn tiếp)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (25-10-15),MINHSANG (17-10-15)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •