-
22-10-15, 08:54 #61
Trả lời: Làm như thế phạm vào điểm là làm thầy mà không biết tính toán là làm "Mò" là điểm thứ nhất.
Thứ hai là khi đã động Thổ, tức Kích Long Huyệt lên thì cần có một khoảng thời gian nhất định, để Long Mạch Tụ khí Linh vào vùng đất đó hưởng thụ, thì sau này mới tốt.
Ngược lại khi làm mộ phần thì khai huyệt xong mà chưa đặt tiểu xuống ngay, nếu để qua ngày thì cần dùng cát lấp lại, để Linh khí vẫn tồn tại trong huyệt, đến giờ Tốt mới xúc cát lên và hạ tiểu xuống. Chính thời điểm hạ Tiểu là quan trọng nhất.
Nếu khai huyệt xong , để cách đêm, nếu không cho cát xuống thì ... lôi thôi lắm. (?)
Thân.Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
-
22-10-15, 12:13 #62
Kính chào bác Phụng
Nhân lúc thấy bác nói về chuyện Động thổ thì cháu/em có chuyện muốn hỏi bác, mong bác giảng giải cho
Sáng nay khi cháu/em ngồi ăn quà sáng ở 1 quán ăn, có 1 người khách ăn quà ở đó cứ lo lắng và phàn nàn về chuyện phải Động thổ lại cho nhà vừa mới xây xong nhưng chưa nhập trạch,cháu/em có hỏi người ta là nhà hướng nào,người ta nói nhà hướng Đông Bắc động thổ vào ngày 08 tháng 2 ÂL - 2015, khi xây gần xong thì có 1 ông Sư bảo nhà đó động thổ bị phạm,(không biết phạm gị) nếu vào ở thì con sẽ chết,nếu muốn hóa giải thì phải động thổ lại.
Xin hỏi bác là có chuyện hóa giải bằng cách động thổ lại không, xin cám ơn bácChào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
22-10-15, 17:00 #63
Trả lời:
Không có chuyện "Động Thổ lại"
Không thể căn cứ vào lời nói của Ông Sư nào đó, sư đó là sư "Dởm"
Vì sao thế ?
Có 2 lý do để khẳng định:
Một là Ông sư ấy chưa đủ Chứng cứ Đích thực của Tâm Linh để phán chuyện tày đình như thế.
Nếu đó là chuyện sẽ có thực, và là sư chân chính thì sẽ mách bảo luôn cho chủ cách hóa giải.
Loại sư không biết gì chỉ đi gieo rắc nỗi lo âu cho bàn dân thiên hạ.
Còn Phương pháp hóa giải như sau:
Trong dịp lễ "Nhập Trạch" cần cúng thếm:
Bài cúng sám Thổ Thần
Bài cúng sám Long Mạch
Sau đó mới cúng Nhập Trạch, tức là Cúng Táo quân.
Sự thật là các thầy cúng bây giờ có khả năng cúng Thật rất là ít. Nhưng theo bác là nên yêu cầu Thấy viết 3 bài cúng như trên riêng biệt, bằng văn bản giấy tờ, sau đó Chủ nhân ký vào phía dưới.
Kể cả các lễ vật cúng vật gì đều phải liệt kê danh sách rõ ràng vào tờ giấy và chủ nhân kí vào dưới.
Làm đúng như thế thì sẽ an toàn cho chủ thôi. Không việc gì mà sợ.
Tất nhiên là phải chọn ngày giờ Nhập Trạch chu đáo.
(Nhưng trước khi nhập trạch, phải tôn bát nhang của bản thổ đã nhé, nếu chưa có bát nhang Bản Theo theo đúng nghĩa của nó)
Thân ái.
Chúc bình an.Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "dauvanphung" về bài viết có ích này:
hoabinh (24-10-15),tanphongforce (22-04-17)
-
22-10-15, 22:37 #64
-
23-10-15, 21:23 #65
(Tham khảo)
Đôi diều tham khảo về Bát Sá(Trích nội dung La Kinh Thấu Giải)
Bài thơ bát sát:
Khảm long Khôn thỏ, Chấn sơn hầu cẩu
Tốn kê, Kiền mã, Đoài xà đầu
Cấn hổ, Ly Trư, vi sát diệu
Trạch, mộ phùng chi, nhất thời hưu
Nghĩa là: Kiền thuộc kim thì Giáp Tý và Nhâm Ngọ 2 phương 7 cung kia cũng theo như thế mà suy luận
Không kể chính sát hay bàng sát: chỉ kỵ ở chỗ nạp Giáp, Canh, Thân, Tân, Dậu đồng phạm với Ất, Mão, Cấn, Dần đồng phạm Nhâm Hợi. Sơn và thủy đều có sát. Sơn có sơn sát, thủy có thủy sát. Lập hướng gồm kỵ cả. Cho nên thủy hai dòng chảy lại, nước bên hữu lại thì trưởng tử bại; nước bên tả lại thì con thứ 2 bại; nước chảy ngang trước mặt thì con thứ 3 bại. Xem nước ở trên mặt ruộng sẽ thấy.
Hướng kỵ:
Khảm long thì kỵ Thìn Tuất hướng
Cấn long thì kỵ Dần hướng
Chấn long thì kỵ Thân hướng
Tốn long thì kỵ Dậu hướng
Ly long thì kỵ Hợi hướng
Khôn long thì kỵ Mão hướng
Đoài long thì kỵ Tị hướng
Kiền long thì kỵ Ngọ hướng
Đây là hào quan quỷ về hỗn nhiên ngũ hành, cửu tiên thiên bát quái
Bản chất của Bát sát dựa vào nguyên lý nào?
Chúng ta hãy xét quẻ Khảm trong hệ hỗn thiên:
Khảm Vi Thủy.
Huynh đệ : Mậu Tý (thế)
Quan quỉ : Mậu Tuất.
Phụ Mẫu : Mậu Thân.
Thê tài : Mậu Ngọ.(ứng)
Quan quỉ: Mậu Thìn.
Tử tôn: Mậu Dần
Trong quẻ Khảm, hào 2 và hào 5 là hào quan quỉ: Mậu Tuất, Mậu Thìn. Quan quỉ là hào khắc sát ta, chính vì thế nhà tọa Khảm rất kị xây dựng vào thời gian Mậu Thìn, hay Mậu Tuất .
Qui tắc thứ 2 là: Lấy sao của năm, tháng , ngày giờ cần xây dựng, đặt vào cung trung rồi phi thuận theo cửu cung. Nếu đến cung Khảm mà gặp Mậu Thìn, hay Mậu Tuất thì cũng pham bát sát, không thể xây dựng được.
Ví dụ: Năm 1983, là năm Quí Hợi, thuộc sao Bát bạch quản (số 8). Đem số 8 đặt vào cung trung, ta có:
8 thuộc cung Trung
9 thuộc cung kiền,
1 thuộc cung Đoài.
2 thuộc cung Cấn
3 thuộc cung ly
4 thuộc cung khảm
QQuí Hợi
Giáp Tý
Ât Sửu
Bính Dần
Đinh Mão
Mậu Thìn
7 3 5
6 8 1
2 4 9
Vậy năm 1983 (Quí Hợi) theo phép tính trên thì cung Khảm có chứa Mậu Thìn. Nên không thể xây dựng hay tạo táng mộ tọa Khảm được.
Nhân tiện đây tôi cũng nói luôn là trong dân gian có câu: Năm nay hướng Bắc Nam đại lợi, sang năm hướng Đông Tây đại lợi. Sự thật tôi không thể tin tưởng được, vì chẳng có cơ sở dịch lý nào cả, mà những chuyện như thế thì rất nhiều, mà người tin tưởng vào đó cũng không ít.
Để bạn đọc đỡ mất thời gian cho việc tính toán, tôi lập sẵn cho thời gian kị như sau
Tọa Thời gian kị (Năm)
1 Kiền Tân Tị, Nhâm Ngọ
2 Khảm Mậu Thìn, Mậu Tuất
Quí Tị, Quí Hợi.
3 Cấn Quí Hợi, Bính Dần.
4 Chấn Canh Thân, Quí Sửu
5 Tốn Tân Dậu, Quí Sửu.
6 Ly Giáp Ngọ, Kỷ Hợi.
7 Khôn Ât Mão, Kỷ Dậu.
8 Đoài Đinh Tị, Ât Mão
Thời gian kị tạo táng, hay xây nhà trên đây, tôi đã tính thận trọng. Nếu phạm thì ngoại bách nhật sẽ sinh hung nghiệm. Sự hung đó là nặng hay nhẹ, nhiều hay ít là do phúc phận của tùng gia chủ để định đoạt.
Nếu nghiên cứu Dịch lý, ta sẽ thấy các điều kị trên là rất sâu sắc ở chỗ: Lấy quẻ Khảm làm ví dụ:
Bát thuần Khảm.
Huynh đệ: Mậu Tý thủy. (Thế)
Quan quỉ: Mậu Tuất thổ.
Phụ mẫu: Mậu Thân kim.
Thê tài: Mậu Ngọ hỏa. (ứng)
Quan quỉ: Mậu Thìn thổ
Tử tôn: Mậu Dần mộc
Nhà tọa Khảm, tức là ta hàng ngày sẽ thu long khí của Khảm Thủy, mà lại có dòng nước từ hướng Mậu Thìn, hay hướng Mậu Tuất chảy đến, tức là ta lại thu linh khí của Thổ để "nưôi dưỡng" linh khí của Thủy, đương nhiên linh khí của Thủy, không những không được nuôi dưỡng, mà còn sẽ bị khắc hại, thì lấy đâu ra điều tốt đẹp được. Những quẻ khác cũng hiểu tương tự.
Những Địa chi trên đây dùng trong tầng Chính châm địa bàn, đó là điều cần chú ý khi thực hành đo đạc để tính toán.Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "dauvanphung" về bài viết có ích này:
BuiTrong.Lc (25-10-15),hoabinh (24-10-15),loc9 (27-10-15),tanphongforce (22-04-17)
-
25-10-15, 14:49 #66
Thấy Anh quảng cáo sách Hiệp kỷ biện phương này. Nên Tôi cố đọc nó và thấy có một số bất đồng. Cũng khó mà biện chứng, nhưng trong sách có nói đến thiên văn thái dương, thì cái này có thể kiểm chứng chân hay nguy đây.
Sách nói sương giáng, mặt trời chuyển qua cung Mão sơ độ, đấy là thứ đại hỏa. Nhưng hiện tại sương giáng tiết thì mặt trời tại 211° 49' 14.84" cung mùi.
Đa số trong sách nói dùng thái dương chế sát.
https://lh3.googleusercontent.com/-k...-25_134251.jpg
https://lh3.googleusercontent.com/-P...-25_134052.jpgChào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
25-10-15, 20:50 #67
Trả lời:
Anh Thienloc thân mến
Tôi không quảng cáo cho sách Hiệp Kỷ, nhưng tôi thấy sách viết có tính Dịch lý cao, nên tôi nói thực đáy lòng mình như thế. Mặt khác sau một thời gian sử dụng tinh hoa của nó, thấy khá ứng nghiệm, nên đưa ra để trao đổi cùng mọi thành viên trên Diến đàn.
Còn vấn đề anh nêu, bản thân tôi cũng có những thắc mắc tương tự, như việc Tính tiết khí trong năm chẳng hạn, nếu lấy tam nguyên phù đầu như các cụ ngày xưa thì đúng với Dịch lý, đúng với can và chi của ngày, còn theo tính toán hiện đại, thì đúng giờ phút cho độ dịch của của mặt trời theo thời điểm đó, nhưng lại trật theo can chi của ngày. Vậy lý giải như thế nào đây.
Đứng trước tình hình này, tôi nhậ thấy:
Nếu theo Lịch hiện đại, thì đúng giờ, phút, nhưng sai ngày Can Chi
Nếu theo cách tính cổ, thì sai giờ phút nhưng lại đúng ngày can chi.
Chọn lấy cái nào hơn đây.
Chắc chắn anh cũng như tôi, phải chọn cách cổ hơn, nghĩa là có thể sai giờ, nhưng không thể sai giờ.
Tất nhiên sẽ có người hỏi lại, nếu cách tính hiện đại đúng thì sao ?
Xin thưa, dù có đúng phút giây, mà sai can chi thì, thì càng sai to.
Vẫn chưa đủ, sẽ có người hỏi, nếu cách tính can chi sai thì thế nào ?
Xin thưa đó là điều không thể xẩy ra, vì nếu xẩy ra thì ta có đủ cơ sở khoa học đời thường để tính toán lại.
Đấy là ý kiến riêng tôi, mong anh và Diễn đàn trao đổi qua lại nhau nhằm làm sáng tỏ cái chân lý của nó.
Cảm ơn anh.Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "dauvanphung" về bài viết có ích này:
Hungson (31-12-15),tanphongforce (22-04-17)
-
26-10-15, 07:03 #68
Anh dauvanphung,
Do Âm lịch Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Anh có thể đọc ở đây. Lịch đổi của Anh Hồ Ngọc Đức có sai ngày can chi như Anh nói không ?.
http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
26-10-15, 15:02 #69
Trả lời: Tôi sẽ nêu một ví dụ cụ thể: Lịch năm 2015 có ghi: Đông Chí là ngày 22 Tháng 12 Dương lịch, dó là ngày Nhâm Thân, nhưng theo Tam nguyên Phù dầu, thượng nguyên Đông chí phải là ngày (Giáp Tý, Ngọ; hoặc Kỷ Mão Dậu) .
Rõ ràng Nếu lấy Can chi dúng theo phù dầu thì sai cách tính hiện dại, và ngược lại. Anh chọn phương án nào hơn ? (Máy lỗi, thông cảm nhé)
11/12 17:29 22/12 11:48 - Đông chíChào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
26-10-15, 16:07 #70Bonghongvang