Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 20/31 đầuđầu ... 10181920212230 ... cuốicuối
    kết quả từ 191 tới 200 trên 305

    Ðề tài: Đi VÀO DỊCH HỌC

      1. #191
        Tham gia ngày
        Aug 2013
        Bài gửi
        593
        Cảm ơn
        10
        Được cảm ơn: 143 lần
        trong 120 bài viết

        Default

        Vấn đề là nạp giáp có hợp tự nhiên không và rồi nạp xong nó được lợi lạc gì... còn quyền năng các vị sao ảnh hưởng ghê gớm thì nó đóng ớ đâu trong vũ trụ và tương tác với sự vật bằng đường truyền nào? Nghi lắm các Cụ ơi! Hihihi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "thuhung" về bài viết có ích này:

        nhatdiemlinh (17-02-17)

      3. #192
        Tham gia ngày
        Jan 2014
        Đến từ
        Văn Lâm - Hưng Yên.
        Bài gửi
        887
        Cảm ơn
        104
        Được cảm ơn: 173 lần
        trong 159 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hieunv74 Xem bài gởi
        Xin mượn chữ của quyển sách đề nói về Lưu Bang, Hạng Vũ:

        Trích: quyển Linh khu thời mệnh lý – Tử vi theo phái của cụ Thiên Lương
        Nguyên tắc “nhị phân lưỡng nghi Âm Dương”: Thái Dương và Thái Âm NGHĨA CẤU TRÚC CỦA 14 SAO
        , xem đồ hình về 02 phe âm dương của 14 chính tinh sau:

        [IMG]http://i346.photobucket.com/albums/p408/starspavn/TU%20VI%20-%20Thai%20Duong%20%20Thai%20Am_zpspqsouh48.jpg[/IMG]

        CHIA LÀM 02 NHÓM ÂM DƯƠNG
        1. HẠNG VŨ thuộc nhóm dương có 06 sao: Thái Dương, Thất sát, Phá quân thiên cơ, Tham lang và thiên đồng.

        - Thái dương là mẫu “bá đạo người hùng” giao 2 nhiệm vụ đồng thời cho Thất Sát (quan hệ hàng dọc) là vừa phải lo đối kháng (quan hệ xung chiếu/khắc) với Thiên Phủ (của nhóm âm), vừa phải hợp sức (quan hệ tam hợp) với Phá Quân + Tham Lang;
        - Thái dương đồng thời chỉ đạo Thiên Đồng trợ sức cho Tham Lang (quan hệ nhị hợp), ra lệnh cho Thiên Cơ trợ sức Phá Quân (quan hệ nhị hợp), để Phá Quân đủ sức ngăn chặn Thiên Tướng (quan hệ xung chiếu/khắc);
        * Hạng vũ hay đi đêm với Lưu Bang, tử phòng/Trương lương: => Điều lý thú ở cấu trúc bá đạo này là: Thái Dương tuy chỉ huy tối cao toàn nhóm dương tán, nhưng vẫn quan hệ “ngầm” (mờ ám, khó hiểu) với nhóm âm tụ, qua việc “tư thông” (quan hệ nhị hợp) với Thiên Phủ (thuộc nhóm âm tụ)! Điều này hàm nghĩa người hùng Thái Dương chỉ hành động theo ý thích của mình...?

        2. LƯU BANG thuộc nhóm âm có 08 sao: Thái Âm, Vũ Khúc, Tử vi, cự môn, Liêm trinh, thiên lương & 02 sao gián điệp: Thiên phủ và thiên tướng (Hàn tín).
        LƯU BANG - Thái Âm quản lý theo mẫu “Vương đạo minh triết”, tức là khéo léo kiến tạo được đội ngũ cộng sự tự nguyện gắn bó, với 3 đặc trưng như sau:
        - Người cộng sự coi mỗi việc được giao phó là một sứ mệnh, chứ không phải là công việc (còn mình chỉ thích uống rượu và chơi gái).
        - Người cộng sự trân trọng tập thể như cộng đổng máu thịt của mình, chung thân gắn bó, chứ không bị bó buộc đi theo.
        - Và quan trọng hơn cả là lòng trung thành (bển vững) với người lãnh đạo, chứ không phải là nhất thời phục tùng người chủ...
        - Thái Âm kết thân và đôn đốc (quan hệ nhị hợp) với Vũ Khúc, cũng là gián tiếp trợ sức cho bộ khung chủ lực của nhóm âm tụ, gồm bộ ba tam hợp Vũ Khúc + Tử Vi + Liêm Trinh (là nhóm dữ kiện nhiều uy tín: nhân hậu - đảm lược - thẳng thắn...); trong khi đó,
        - Thiên Lương hợp sức (quan hệ nhị hợp: TỬ PHÒNG, TRẦN BÌNH…) với Liêm Trinh, và Cự Môn thì tư vấn, chỉ bảo thêm (quan hệ hàng dọc) cho Tử Vi; ngoài ra còn phải kể tới 2 người khác (của nhóm âm tụ) ở vòng ngoài được phân công chuyên trách ngăn chặn (quan hệ xung chiếu) đối phương: Thiên Phủ đeo bám Thất Sát (nhóm dương tán) và Thiên Tướng khắc chế Phá Quân (cũng nhóm dương tán).

        * SO SÁNH:
        A- Phần giống nhau:
        1. Phần giống nhau: cả hai nhóm đểu có bộ khung tam hợp chủ lực:
        - Nhóm dương tán có Sát + Phá + Tham.
        - Nhóm âm tụ có Vũ + Tử + Liêm.

        2. Cả 2 nhóm đểu có nguồn tiếp sức (quan hệ nhị hợp giữa các tướng sĩ):
        - Nhóm dương tán có Thiên Đồng - Tham Lang và Thiên Cơ - Phá Quân.
        - Nhóm âm tụ có Thiên Lương - Liêm Trinh và Thái Âm - Vũ Khúc.

        3. Cả 2 nhóm cũng đểu có nguồn cỗ vấn công khai (quan hệ tương xung) cần thiết cho việc quản trị, chỉ đạo quân:
        - Nhóm dương tán có Thái Dương - Thất Sát.
        - Nhóm âm tụ có Cự Môn - Tử Vi.

        4. Giữa 2 nhóm Âm Dương bản chất đối đầu nhau, nhưng vẫn có một đường dây quan hệ “mờ” (kỳ lạ, khó hiểu) xảy ra như thực tế sinh động trong cộng đồng trần thế, là:
        - Thiên Tướng (nhóm âm tụ) quan hệ “mờ” hàng dọc với Thiên Cơ (nhóm dương tán) [HÀN TÍN, HẠNG VŨ].
        - Thiên Phủ (nhóm âm tụ) quan hệ “mờ” hàng ngang với Thái Dương (nhóm dương tán) [HẠNG VŨ, LƯU BANG, TRƯƠNG LƯƠNG].

        B- Phần khác nhau:
        1. NHÓM CHỈ HUY, ĐIỀU HÀNH QUÂN ĐỘI:
        - HẠNG VŨ: Thái Dương có vai trò người chủ, gia trưởng theo hình thái bá đạo “người hùng”, độc đoán chỉ huy đám đông (Thái Dương quan hệ “lục hại” - quan hệ hàng dọc với bộ khung chủ lực Sát + Phá + Tham.
        - LƯU BANG: Thái Âm có vai trò lãnh đạo (leader) theo hình thái vương đạo “cơ chế trị”, khiêm tốn trong vai trò vừa chỉ đạo vừa chia sẻ - cảm thông với tập thể (Thái Âm quan hệ nhị hạp với Vũ Khúc, tức là tiếp sức với bộ khung chủ lực Vũ + Tử + Liêm).

        2. QUAN HỆ TAM HỢP: Bộ khung chủ lực (tam hợp) của 2 nhóm Âm - Dương, rất khác nhau về bản chất cương (sở lâm) và nhu (sở cảm) khi hành động:
        - Sát + Phá + Tham là hành động dũng mãnh, thực dụng hưởng thụ, thay cũ đổi mới..
        - Vũ + Tử + Liêm là hành động minh bạch, mẫu mực và hào hiệp (bền vững)...

        3. QUAN HỆ NHỊ HỢP: của mỗi nhóm, cũng lại dị biệt nhau về thực chất và tính cách hỗ trợ:

        3.1 Nhóm Dương:
        - Thiên Đồng yểm trợ Tham Lang là cổ vũ nhanh chóng tiếp thụ, đẩy nhanh chiếm dụng (đây là đặc tính của Tham lang, thiên đồng chỉ là lực lượng thúc đẩy) ...
        - Thiên Cơ yểm trợ Phá Quân là bàn mưu tính kế tiêu hủy, phá bỏ cái cũ để làm cái mới hơn ...

        3.2 Nhóm ÂM
        - Thiên Lương chi viện Liêm Trinh là công khai thẳng thắn để tạo uy tín...
        - Thái Âm chi viện Vũ Khúc là mềm mỏng hơn cho hành vi hào hiệp ....
        Tử vi hay quá.
        Thân Tâm.:5887

      4. #193
        Tham gia ngày
        Nov 2016
        Bài gửi
        24
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 2 lần
        trong 2 bài viết

        Default

        Chủ đề: đi vào dich học này nên đe BanChatDichHoc viết tiếp. Nên tạo topic thao luận chuyển sang phần đó nhằm tránh bị loãn rồi.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #194
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        387
        Cảm ơn
        131
        Được cảm ơn: 409 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Trong tử vi có một sao gọi là thái tuế , người sinh năm nào thái tuế đóng tại cung đó , trong thiên văn sao mộc với sao thái tuế là thế nào ?
        Sao mộc là hành tinh đứng thứ 5 của hệ mặt trời đứng sau sao hỏa , nó có thể tích gấp 1.394 lần và trọng lượng gấp 317 lần quả đất , sao mộc vận chuyển trên quỹ đạo chậm hơn quả đất 2,5 lần và hoàn thành một vòng quanh mặt trời 11,86 năm , nó quay Trục của mình mất 9 giờ 55 phút nhanh hơn các hành tinh khác trong hệ , năng lượng sao mộc nhận được từ mặt trời chỉ bằng 1/17 quả đất , sao mộc chứa bầu khí quyển khá dầy đặc có áp xuất từ 2 = 5 at có chứa khí mê tan , Amoniac , H , CHN , CH2 , những giải này phát ra những mầu sắc khác nhau , sao mộc là nguồn bức xạ mạnh phát ra sóng vô tuyến ở giải 68cm và 7m các nhà thiên văn cổ đã nhận thấy cái mà người ta gọi là "trường khí sao mộc " đến thời tiết và con người khi nó đến gần với quả đất .
        Do chu kỳ sao thái tuế gần 12 năm nên các nhà thiên văn cổ lấy vị trí cung độ của sao tuế cùng với cung độ 12 tháng trong năm , người xưa lấy tên địa chi 12 tháng đặt tên 12 cung độ của tuế tinh trong đó cung địa chi là gì thái tuế tại cung đó , sau này phát hiện ra chu kỳ sao không đúng 12 năm mà chỉ 11,85 năm nên thực tế sao tuế không trùng 12 địa chi của năm nên các nhà thuật số tuế giả đinh có chu kỳ đúng 12 năm phù hợp với hợp với 12 cung địa chi . Sao này được gọi là cái bóng của tuế thực nên nó ở cung xung chiếu với tuế thực và đặt tên là thái tuế . Tháng nào có sao thái tuế xuất hiện trong tính toán thì hướng đối xứng của nó là tuế thực là hướng có hại .
        Trong dân gian có câu trai mùng 1 gái 15 , cha mẹ sinh con trời sinh tính ... cái này do ảnh hưởng của thiên văn mà ra
        Trăm năm nhìn xuống đời hư ảo .
        Phút chốc nhìn lên NGỘ lẽ trời .

      6. #195
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác !!! Em chào bác Thuhung , bác Hieunv74 , bác Nam Phong , bác Richky , bác Longtuan ....

        * Bác Thuhung có câu hỏi thật hay
        Trích Nguyên văn bởi thuhung Xem bài gởi
        Vấn đề là nạp giáp có hợp tự nhiên không và rồi nạp xong nó được lợi lạc gì... còn quyền năng các vị sao ảnh hưởng ghê gớm thì nó đóng ớ đâu trong vũ trụ và tương tác với sự vật bằng đường truyền nào? Nghi lắm các Cụ ơi! Hihihi
        * Em tin là bác Thuhung cùng các bác đã có kiến giải nhất định . Nhưng còn băn khoăn . Nay em xin trình bày ý hiểu của mình về vấn đề này như sau :

        - Nạp Giáp : Theo nghĩa rộng . Tức là đem lí luận về hệ thống Thập Can kết hợp với các hệ thống lí luận khác . Nếu lấy nghĩa Nạp Giáp như trên mà xem xét , thì trong lịch sử phát triển của Dịch Học đã có ít nhất 5 lần Nạp Giáp .

        + Lần một : Lí luận về Thập Can được kết hợp với hệ thống lí luận về Thập Nhị Chi kết hợp làm một ( Theo quan điểm của Thái Ất thần Kinh và Trương Cửu Nghi , được ghi chép trong Địa Lí Toàn Thư của Lưu Bá Ôn ). Lần kết hợp này sinh ra hệ thống lí luận mới . Đó là hệ thống lí luận về Ngũ Vận Lục Khí .

        + Lần hai : Hệ thống lí luận về Thập Can được kết hợp với lí luận về Tiên Thiên Bát Quái . Do Cơ Tử thời Nhà Hạ làm ra ( Theo quan điểm của Địa Lí Toàn Thư của Lưu Bá Ôn ). Đặc điểm của sự kết hợp này là ; Cơ Tử chỉ sử dụng 8 Can là Giáp , Ất , Bính , Đinh , Canh , Tân , Nhâm , Quý . Kết hợp với Bát Quái Tiên Thiên theo thứ tự Càn , Khôn , Cấn , Đoài , Chấn , Tốn , Ly , Khảm .

        + Lần ba : Đây là lần quan trọng nhất . Hiện tại em không có ý định đưa lên đây . Nó quan trọng nhất , vì lần kết hợp này quyết định tính chất ngũ hành của cả Thiên Can và Địa Chi . Là cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ của Dịch Học .

        + Lần thứ 4 : Thập Can được sử dụng để tìm hiểu ảnh hưởng của Hỏa tinh . Lần này , sinh ra lí luận về Nạp Âm Ngũ Hành .

        + Lần thứ 5 : Thập Can , vơi Thập Nhị Chi được kết hợp với Hậu Thiên Bát Quái . Do Kinh Phòng chủ trương sinh ra Dịch Kinh Thị .

        ( Thứ tự em nêu ở đây không chắc chắn . Hiện tại em còn thiếu chứng cứ . Nên các bác tạm tham khảo )

        * "Nạp Giáp có hợp với tự nhiên không ? Nạp xong nó được lợi lạc gì "
        - Về cơ bản mỗi lần Nạp Giáp mang một ý nghĩa khác nhau . Nhưng có một điểm chung nhất trong tất cả các lần Nạp Giáp là : Nó cung cấp thêm cho con người những công cụ mới để nhận thức các quy luật của thể giới .

        - Ví dụ :
        Khi kết hợp một số Thiên Can , Địa Chi vào Hậu Thiên Bát Quái . Chúng ta có được La Kinh 24 Phương Vị , thay cho La Kinh chỉ có 12 phương vị .

        Hệ quả là

        1.Với sự ảnh hưởng của tiết khí :
        Chu kì vận động của tiết khí từ 12 tiết được chia lại thành 24 tiết . Điều này cho phép chúng ta tìm hiểu kĩ hơn ảnh hưởng của tiết khí đến con người .

        2. Trong Phong Thủy Địa Lí :
        Việc trên đã sinh ra lí luận về Song Sơn Ngũ Hành . Tao điều kiện để tìm hiểu sự vận động của Long - Thủy , định cục Long Thủy . Là cơ sở quan trọng nhất của Phái Tam Hợp .

        Như vậy , có thể khẳng định . Quá trình Nạp Giáp là quá trình tất yếu trong sự phát triển của Dịch Học . Tất nhiên đem lại nhiều "lợi lạc " . Chẳng hạn , giúp chúng ta giết thời gian , cãi cọ , kết bạn ...hihihi.


        * "...quyền năng của các vì sao ảnh hưởng ghê ghớm , thì nó đóng ở đâu trong vũ trụ và tương tác với sự vật bằng đường truyền nào "

        - Ở đây không biết bác THuhung định nói sao nào . Nên tạm lấy Hỏa Tinh làm ví dụ .

        + Tất nhiên , đóng ở vị trí trung tâm của ngũ hành . Nó ảnh hưởng đến con người và vạn vật bằng đường truyền mà người xưa gọi là " Đồng thanh tương ứng , đồng khí tương cầu " . Bác Thuhung xem cách tính " Kim Thần Sát " sẽ hiểu .

        ( Nếu hiểu được ý nghí của Lá số Tử Vi tổng quát sẽ hiểu ảnh hưởng của Ngũ Tinh đến con người và vạn vật ra sao )

        * Xin cảm ơn ý tốt của bác Richky . Điều đó không cần thiết . Vả lại , Tử Vi cũng sinh ra từ Dịch mà thôi .

        * Em chào các bác !!!! Chúc các bác vui vẻ !!!!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #196
        Tham gia ngày
        Aug 2013
        Bài gửi
        593
        Cảm ơn
        10
        Được cảm ơn: 143 lần
        trong 120 bài viết

        Default

        Cám ơn Bác BanChatDichHoc đã khai thị chuẩn. chỉ là nạp giáp thì thua xa tự tánh . Song sơn ngủ hành thì thua xa ai tinh ngủ hành và đều đáng nói là sự cộng hưởng nó cũng đảo điên vd: xấu cộng hưởng với xấu k mong tốt được ... đôi khi cộng hưởng với cái k đồng khí lại hay nên câu chuyện còn dài như ngày tháng tha hồ thảo luận hihihi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #197
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        387
        Cảm ơn
        131
        Được cảm ơn: 409 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi
        Em chào các bác !!! Em chào bác Thuhung , bác Hieunv74 , bác Nam Phong , bác Richky , bác Longtuan ....

        * Bác Thuhung có câu hỏi thật hay


        * Em tin là bác Thuhung cùng các bác đã có kiến giải nhất định . Nhưng còn băn khoăn . Nay em xin trình bày ý hiểu của mình về vấn đề này như sau :

        - Nạp Giáp : Theo nghĩa rộng . Tức là đem lí luận về hệ thống Thập Can kết hợp với các hệ thống lí luận khác . Nếu lấy nghĩa Nạp Giáp như trên mà xem xét , thì trong lịch sử phát triển của Dịch Học đã có ít nhất 5 lần Nạp Giáp .

        + Lần một : Lí luận về Thập Can được kết hợp với hệ thống lí luận về Thập Nhị Chi kết hợp làm một ( Theo quan điểm của Thái Ất thần Kinh và Trương Cửu Nghi , được ghi chép trong Địa Lí Toàn Thư của Lưu Bá Ôn ). Lần kết hợp này sinh ra hệ thống lí luận mới . Đó là hệ thống lí luận về Ngũ Vận Lục Khí .

        + Lần hai : Hệ thống lí luận về Thập Can được kết hợp với lí luận về Tiên Thiên Bát Quái . Do Cơ Tử thời Nhà Hạ làm ra ( Theo quan điểm của Địa Lí Toàn Thư của Lưu Bá Ôn ). Đặc điểm của sự kết hợp này là ; Cơ Tử chỉ sử dụng 8 Can là Giáp , Ất , Bính , Đinh , Canh , Tân , Nhâm , Quý . Kết hợp với Bát Quái Tiên Thiên theo thứ tự Càn , Khôn , Cấn , Đoài , Chấn , Tốn , Ly , Khảm .

        + Lần ba : Đây là lần quan trọng nhất . Hiện tại em không có ý định đưa lên đây . Nó quan trọng nhất , vì lần kết hợp này quyết định tính chất ngũ hành của cả Thiên Can và Địa Chi . Là cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ của Dịch Học .

        + Lần thứ 4 : Thập Can được sử dụng để tìm hiểu ảnh hưởng của Hỏa tinh . Lần này , sinh ra lí luận về Nạp Âm Ngũ Hành .

        + Lần thứ 5 : Thập Can , vơi Thập Nhị Chi được kết hợp với Hậu Thiên Bát Quái . Do Kinh Phòng chủ trương sinh ra Dịch Kinh Thị .

        ( Thứ tự em nêu ở đây không chắc chắn . Hiện tại em còn thiếu chứng cứ . Nên các bác tạm tham khảo )

        * "Nạp Giáp có hợp với tự nhiên không ? Nạp xong nó được lợi lạc gì "
        - Về cơ bản mỗi lần Nạp Giáp mang một ý nghĩa khác nhau . Nhưng có một điểm chung nhất trong tất cả các lần Nạp Giáp là : Nó cung cấp thêm cho con người những công cụ mới để nhận thức các quy luật của thể giới .

        - Ví dụ :
        Khi kết hợp một số Thiên Can , Địa Chi vào Hậu Thiên Bát Quái . Chúng ta có được La Kinh 24 Phương Vị , thay cho La Kinh chỉ có 12 phương vị .

        Hệ quả là

        1.Với sự ảnh hưởng của tiết khí :
        Chu kì vận động của tiết khí từ 12 tiết được chia lại thành 24 tiết . Điều này cho phép chúng ta tìm hiểu kĩ hơn ảnh hưởng của tiết khí đến con người .

        2. Trong Phong Thủy Địa Lí :
        Việc trên đã sinh ra lí luận về Song Sơn Ngũ Hành . Tao điều kiện để tìm hiểu sự vận động của Long - Thủy , định cục Long Thủy . Là cơ sở quan trọng nhất của Phái Tam Hợp .

        Như vậy , có thể khẳng định . Quá trình Nạp Giáp là quá trình tất yếu trong sự phát triển của Dịch Học . Tất nhiên đem lại nhiều "lợi lạc " . Chẳng hạn , giúp chúng ta giết thời gian , cãi cọ , kết bạn ...hihihi.


        * "...quyền năng của các vì sao ảnh hưởng ghê ghớm , thì nó đóng ở đâu trong vũ trụ và tương tác với sự vật bằng đường truyền nào "

        - Ở đây không biết bác THuhung định nói sao nào . Nên tạm lấy Hỏa Tinh làm ví dụ .

        + Tất nhiên , đóng ở vị trí trung tâm của ngũ hành . Nó ảnh hưởng đến con người và vạn vật bằng đường truyền mà người xưa gọi là " Đồng thanh tương ứng , đồng khí tương cầu " . Bác Thuhung xem cách tính " Kim Thần Sát " sẽ hiểu .

        ( Nếu hiểu được ý nghí của Lá số Tử Vi tổng quát sẽ hiểu ảnh hưởng của Ngũ Tinh đến con người và vạn vật ra sao )

        * Xin cảm ơn ý tốt của bác Richky . Điều đó không cần thiết . Vả lại , Tử Vi cũng sinh ra từ Dịch mà thôi .

        * Em chào các bác !!!! Chúc các bác vui vẻ !!!!
        Tôi thích kiểu viết này của cậu mạch lạc rõ giàng , cái gì chia xẻ được thì cứ chia xẻ .......trộm nghĩ nên chia xẻ .
        Trong nghề làm thuốc của tôi cũng vậy ...các thầy thuốc xưa kia đức cao trọng vọng ....khi trình đạt đến một mức không cần giấu diếm họ không đưa ra một bài thuốc cụ thể nào vì bài đó không thể ai cũng dùng được vì bản chất bệnh là thấy bệnh qua tứ chẩn mới lập phương vì chẳng cái nào giống cái nào cái họ đưa ra là phương pháp luận có như vậy thì khi có bàn sự thấm hiểu mới sâu sắc ...kể cả mình ko đưa ra thì lõm bõm họ vẫn biết mà biết kiểu vậy thật tai hại
        Như tôi vẫn nói từ biết lý thuyết đến thực hành còn xa lắm ......người hiểu sẽ ko vì phản bác mà tức tối mà để nhìn nhận lại mình có thế mới tiến bộ được .
        Lúc rảnh tôi viết về bát sát theo nhịp điệu trăng khuyết trăng tròn , ngay trong dịch cũng vậy khi hiểu sự thăng giáng phù trầm của nó mới biết nó kết hợp với nhau như thế nào ....Tại sao gọi là thái , bĩ , vị tế , ký tế ...
        Trăm năm nhìn xuống đời hư ảo .
        Phút chốc nhìn lên NGỘ lẽ trời .

      9. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "longtuan" về bài viết có ích này:

        3kubond (18-02-17),voanhtu (20-02-17)

      10. #198
        Tham gia ngày
        May 2014
        Đến từ
        Quan 5
        Bài gửi
        321
        Cảm ơn
        934
        Được cảm ơn: 242 lần
        trong 126 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi
        Em chào các bác !!!

        ............
        + Tháng 3 âm lịch năm nay . Hôm nào trời trong sáng , bác ra ngoài sân nhà mình nhìn lên bầu trời sao . Tìm lấy 1 sao nào đó thuộc sao Hoàng Đạo ở phía đông , xác định rõ vị trí của nó . Cách 6 giờ đồng hồ sau , bác lại ra xem nó ở vị trí nào . Nhớ hướng đi của nó .
        + Sáu tháng sau tức tháng 9 . Bác hactientn lại chọn ngày đẹp trời làm tương tự , chọn một sao của Hoàng Đạo ở phía đông mà quan sát . Xác định rõ vị trí , sau 6 giờ bác ra quan sát lại xem lúc này nó ở đâu . Nhớ kĩ đường đi của nó .

        ....................
        !!!!
        E chào bác BCDH!

        E đã thử theo dõi, tháng 3 hướng đi thuận chiều kim đồng hồ, tháng 9 thì ngược chiều kim.
        Ps: Có lần em nằm mơ gặp một ông Tây, hỏi chuyện này, ổng nói: "dù sao thì vũ trụ cũng xoay như vậy"!!! ...........

        Cám ơn Bác đã chỉ đường!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. #199
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác !!! Em chào bác Longtuan , bác thuhung , bác 3kubond....!!!!

        Trích Nguyên văn bởi 3kubond Xem bài gởi
        E chào bác BCDH!

        E đã thử theo dõi, tháng 3 hướng đi thuận chiều kim đồng hồ, tháng 9 thì ngược chiều kim.
        Ps: Có lần em nằm mơ gặp một ông Tây, hỏi chuyện này, ổng nói: "dù sao thì vũ trụ cũng xoay như vậy"!!! ...........

        Cám ơn Bác đã chỉ đường!
        * Bác 3kubond thật tinh ý ! Mấy câu nói của em với bác Hactientn thực ra không thật chuẩn xác lắm đâu . Bởi vì , làm đúng như vậy sẽ chỉ thấy độ lệch rất nhỏ , chỉ là 1/2 độ . Chắc là khó phán đoán ra .

        - Em nói như vậy vì muốn bác Hactientn tiện thể được ngắm luôn giải Ngân Hà . Vì thời điểm tháng 3 âm lịch nó đã lên cao , rất rõ ràng , để bác Hactientn thấy được chuyện tình của Ngưu Lang - Chức Nữ ....hihihi .

        - Việc các bác muốn biết vì sao gọi lưỡng nghi là một âm , một dương . Vì sao nói dương khởi từ bắc kết thúc ở nam , âm khởi từ nam kết thúc ở bắc . Thật ra có nhiều cách . Không nhất thiết phải đợi tháng nào cả . Bác nào muốn thử có thể dùng cách sau :

        + Khi các bác bước ra sân nhà mình quan sát , mặt quay về hướng nam , coi thân mình là tâm của mặt đất , lấy đường thẳng từ chính đông qua bản thân mình sang chính tây . Các bác sẽ thấy hiện tượng sau :

        + Hiện nay , Kim Tinh đang ở hướng tây , rất đẹp , rất sáng , rất dễ quan sát vào các buổi tối . Lấy đường nối chính đông qua thân mình sang chính tây làm chuẩn thì hiện tại Kim tinh đang lệch về phương bắc khoảng 12 độ .

        + Sau khoảng 2 tháng nữa , các bác sẽ thấy độ lệch của nó về phương bắc vào khoảng hơn 30 độ .

        - Nửa năm sau , tức khoảng tháng 6 . Các bác lại quan sát sự xuất hiện của nó vào các buổi sáng sớm ở hướng đông . Xem độ lệch trong 2 tháng .
        - Cũng cho ra kết quả tương tự như lời nói của bác 3kubond vậy .

        * Em rất mong đợi bài viết về mối quan hệ giữa " Bát sát và nhịp tròn khuyết của mặt trăng " mà các Longtuan chuẩn bị . Mong bác đăng sớm ....Em chào các bác ...!!!!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #200
        Tham gia ngày
        Jun 2015
        Bài gửi
        292
        Cảm ơn
        344
        Được cảm ơn: 44 lần
        trong 33 bài viết

        Default

        Nhờ các cụ giải thích giúp trong hai câu trên thì nghĩa của từ Kình dương và từ Kim dương có khác nhau không và khác nhau như thế nào được không:
        “ Kình Dương thi Quí Giáp chi linh”
        Và “ Kim Dương thu Quý - Giáp chi linh”.
        thay đổi nội dung bởi: hactientn, 22-02-17 lúc 09:22
        Hoả thiên đại hữu - Thủy địa tỉ

      Trang 20/31 đầuđầu ... 10181920212230 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •