Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 305

    Ðề tài: Đi VÀO DỊCH HỌC

      Threaded View

      1. #11
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác !!!

        * Bài trước , em đã giải thích rõ cho các bác : NGUYÊN NHÂN THUẬN NGHỊCH CỦA TAM KÌ . Căn cứ vào đó chắc các bác đã phần nào đoán định được NGUYÊN NHÂN THUẬN NGHỊCH CỦA LỤC NGHI .

        - Như em nói , TAM KÌ chính là Nhật - Nguyệt - Tinh tú của Hoàng Đạo . Lục nghi là các bước của Địa Khí , mà sự vận động của Địa Khí chính là sự vận động của MẶT ĐẤT NƠI CHÚNG TA ĐANG ĐỨNG . Trong mối quan hệ về sự vận động giữa TAM KÌ và LỤC NGHI , các bác cứ tưởng tượng LỤC NGHI là cây cột số bên đường , TAM KÌ là xe cộ đang lưu thông sẽ rõ . Nếu xe cộ đi từ bắc xuống nam thì cây cột số có xu hướng vận động lùi lại từ nam lên bắc . Nếu xe cộ đi từ nam lên bắc , thì cây cột số có xu hướng đi ngược lại từ bắc về nam .

        - Sở dĩ có thể dùng ví dụ trên minh họa , là vì sự vận động của LỤC NGHI- TAM KÌ là kết quả của việc cổ nhân đứng trên mặt đất mà quan sát bầu trời .( Không phải quan sát từ vệ tinh nhân tạo , kính viễn vọng trong không gian .) . Vì thế , ở nửa đầu của năm . Khi các sao Hoàng đạo ( Tam Kì ) có xu hướng đi từ đông nam lên tây bắc , thì người quan sát ( Lục Nghi )có cảm giác mình đang tụt lại theo hướng từ tây bắc về đông nam . Ở nửa sau của năm , khi các sao Hoàng đạo ( Tam kì ) có xu hướng di chuyển từ đông bắc xuống tây nam , thì người quan sát ( Lục Nghi ) có cảm giác mình đang tụt lại theo hướng từ tây nam lên đông bắc .

        * Sự hình thành khái niệm "Độn Giáp"

        - Sự hình thành khái niệm này bắt đầu từ việc con người sử dụng 60 hoa giáp làm thước đo sự vận động của Địa Khí .

        + Ở thời kì đầu , khi 60 hoa giáp được sử dụng làm thước đo sự vận động của Lục Khí trong năm và tính theo ngày , thì khái niệm ĐỘN GIÁP chưa xuất hiện . Vì lúc này , Lục Giáp trong 60 hoa giáp không bị độn và đâu cả , mà chỉ dùng khái niệm , Giáp Tý lần 1 , Giáp Tý lần 2 , ...Như chúng ta thấy trong đoạn trích sách Hoàng Đế Bát Thập Nhất Nạn Kinh .

        + Khi Địa Khí của mỗi tiết đã được định thành từng cục số , thì khái niệm Độn Giáp ra đời ( Cổ nhân định cục số cho mỗi tiết như thế nào , em sẽ trình bày vào dịp khác ) . Cụ thể là :

        Mỗi cục 5 ngày tức là = 60 giờ = 60 hoa giáp . Sau đó đem 60 hoa giáp đó phân phối vào Lục Nghi thì mỗi nghi là một tuần ( gồm 10 giờ ) . Lục Nghi = Lục tuần = Giáp tý + Giáp tuất + Giáp thân + Giáp ngọ + Giáp thìn + Giáp dần .

        Để tránh nhầm lẫn giữa việc dùng 60 hoa giáp đo vận động của Luc Khí theo ngày với việc sử dụng 60 hoa giáp để đo sự vận động của Cục Số Địa Khí theo giờ . Và để tiện cho việc sắp xếp Lục Nghi và Tam Kì trên địa bàn . Cổ nhân đã mượn THẬP CAN và chia ra làm 2 phần . Lục Nghi được đại diện bằng các can : Mậu - Kỉ - Canh -Tân - Nhâm - Quí . Tam Kì được đại diện bởi các can : Ất - Bính - Đinh .

        * Như vậy có thể thấy Độn Giáp nghĩa là đem Lục Giáp ẩn dưới Lục Nghi . Cụ thể là Lục giáp : Giáp Tý , Giáp Tuất , Giáp Thân , Giáp ngọ , Giáp Thìn , Giáp Dần . Ẩn dưới 6 can tương ứng là : Tuần Giáp Tý ẩn dưới can Mậu , tuần Giáp Tuất ẩn dưới can Kỷ , tuần Giáp Thân ẩn dưới can Canh, tuần Giáp Ngọ ẩn dưới can Tân , tuần Giáp Thìn ẩn dưới can Nhâm và tuần Giáp Dần ẩn dưới can Quý . .

        * Qua đây , có thể thấy rằng trên Địa Bàn những chữ Mậu , Kỉ , Canh , Tân , Nhâm , Quý thực chất là kí tự viết tắt ( kí tự đại diện , kí tự thay thế ) của Giáp Tý , Giáp tuất , Giáp Thân , Giáp ngọ , Giáp thìn , Giáp Dần , mà không phải là tên Can của Giờ .

        * Em chào các bác , Chúc các bác luôn vui vẻ !!!!!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        3kubond (27-02-17),anhtrong (27-02-17),caocau0211 (02-03-17),DangHuyAnh (27-02-17),HIEUMINH81 (05-03-17),trampervn (01-03-17)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •