Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 305

    Ðề tài: Đi VÀO DỊCH HỌC

      Threaded View

      1. #11
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        387
        Cảm ơn
        131
        Được cảm ơn: 409 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Ngắm sao trên trời nhiều lúc thấy xa quá , đọc nhiều sách thì mỗi sách viết một ý , độn toán, tử vi , tứ trụ , hà lạc song nhiều lúc thấy hư hư , thực thực .......đó là tâm trạng của nhiều người bây giờ chẳng qua đó là chưa tìm đến gốc .
        Điều căn bản xét cho cùng là tìm đến Âm , dương , ngũ hành xong ngay cả âm , dương ngũ hành vẫn còn có nhiều ý tư tưởng khác nhau . .Không gì gần gũi hơn chính bản thân mình với âm dương ngũ hành của tứ khí bốn mùa
        Hôm nay mưa gió có chút thời gian rảnh viết chút ít về nó , mượn nội kinh tố vấn nói nô na vậy .
        Con người là vũ trụ thu nhỏ bởi lẽ đó sống thuận theo thiên nhiên thì bình an ngược nó thì lúc phát sinh bệnh lại không biết nó từ đâu đến . Qua tứ khí điều thần sẽ nói rõ điều này , nó rõ ràng theo tứ khí gần là một ngày xa là một năm , 10 năm , chính vì vậy mà các người xưa có thể biết sau này ai mắc bệnh bệnh gì mà quan trọng hơn là áp dụng trong phép dưỡng sinh để hưởng hết tuổi trời .
        Ba tháng mùa xuân ( nói mùa , hay hay ngày , hay vận khí từng năm ...) gọi là phất trần ( mùa xuân mọi sự đều nẩy nở phát sinh , thay cũ đổi mới gọi là phất trần ) khí của trời đất đều phát sinh mọi sự đều nẩy nở tốt tươi , đêm nằm dậy sớm đi dong dẻo ngoài sân , sõa tóc , nới rộng áo , chí sinh thì không sát , chí cho mà không đoạt chí thưởng mà không phạt làm như vậy hợp với khí của mùa xuân , làm như vậy cho hợp với khí của mùa xuân đó là đạo dưỡng sinh vậy .
        Nếu trái lại sẽ thương can , không đủ khí phát triển của tâm thì đến mùa hạ sẽ mắc bệnh hàn ....đó bệnh do không giữ gìn từ mùa trước mùa sau mắc bệnh ...
        Vậy tại sao thế ?
        Can hành mộc vượng về mùa xuân , khi sống trái khí mùa xuân sẽ thương can mộc , can mộc không đủ thiên khí mùa xuân để đến mùa hạ sinh tâm hỏa lúc này thủy sẽ đến khắc tâm hỏa nên dẫn đến mùa hạ sẽ mắc bệnh hàn .
        Tâm thuộc hỏa vượng về mùa hạ nếu làm trái khí của mùa hạ thì làm thương tâm , tâm bị thương mùa thu biến thành bệnh ngược (bệnh sốt rét , hàn nhiệt vãng lai ) . đó là khí mùa hạ vượt ra bên ngoài mùa thu thâu liễm vào trong giờ không có gì để thâu liếm khiến cho hai khí âm dương chọi lẫn nhau nến mắc bệnh ngược. Dương khí vốn xuất phát từ âm tàng ở hạ tiêu , mùa xuân dẫn nên bộ phận trên , mùa hạ vượt ra bên ngoài , mùa thu thâu liễm vào trong , mùa hạ ẩn bộ phân dưới . Giờ mùa hạ bị thương rồi mùa thu không có gì để thâu liễm , sự thâu liếm kém sút , mùa đông không còn gì để bế tàng , dương khí không về nơi căn bản, đến mùa đông là sự phát triển của hàn thủy không còn dương khí ấm áp làm cho nó quân bìnhđiều hòa nên mới mắc bệnh nguy hiểm.
        Cái khí âm dương của bốn mùa " sinh , trưởng , thâu , tàng "nuôi hóa muôn vật nên làm gốc dễ muôn vật ......cho nên thánh nhân nuôi khí dương vào xuân hạ , nuôi khí âm vào thu đông tức bối dưỡng nguyên khí vậy .
        Qua đoạn trên ta thấy lý lẽ của âm , dương , ngũ hành với bốn mùa với tứ khí điều thần của đạo dưỡng sinh có cái nên biết khi nào dùng ngũ hành phối với âm dương và sự xuất nhập của âm dương ra sao , lúc nào dảnh ta bàn về vấn đề này sau
        Con người sinh ra vốn mang trong mình nhiều tham , sân ,si cho nên nhiều khí ngay cả biết , hiểu rồi song không có nghĩa biết và hiểu mà đã làm được , từ hiểu biết đến làm là còn khoảng cách khá xa ....cho nên đôi khi nói là chém gió cho nó thuần vậy .
        thay đổi nội dung bởi: longtuan, 21-03-17 lúc 10:05
        Trăm năm nhìn xuống đời hư ảo .
        Phút chốc nhìn lên NGỘ lẽ trời .

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "longtuan" về bài viết có ích này:

        nguyenchung (03-04-17)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •