Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 19

      Threaded View

      1. #5
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi htruongdinh Xem bài gởi
        HTD muốn hỏi là bên cạnh cách tính phản ngâm, phục ngâm của Huyền Không thì ảnh hưởng của quẻ phản ngâm, phục ngâm của Dịch đối với dương trạch như thế nào? ví dụ: trường hợp Càn biến Chấn, Chấn biến Càn ?

        .........................................
        "Đế xuât hồ Chấn"........"hút đổ núi Bất Chu", trời nghiên về hướng Tây Bắc, đất nghiên về phía Đông Nam"
        1. Phản ngâm là quái biến cùng xung. Như Đông Tây tương xung, Nam Bắc tương xung... Phi tinh huyền không khi Ngũ nhập trung cung phi nghịch thì 4(Tốn) đến phương Càn, 3(Chấn) đến phương Đoài... 8 phương phi tinh nghịch đối cung do đó Phi tinh cho rằng đây là phản ngâm. So với phản ngâm của Dịch là quái biến cùng xung thì thực chất phi tinh là cách dụng của Dịch, chỉ khác ở chổ Phi tinh có ĐỘNG mới HIỆN, còn Dịch chỉ cần có tượng quẻ là đủ.

        2. Phục ngâm là quẻ biến mà lục thân bất động(như Càn Chấn). Huyền không phi tinh khi Ngũ nhập trung phi thuận thì 8 cung phi tinh như địa bàn, tức toàn bàn bất động, do đó gọi là phục ngâm. Có BIẾN mà không có ĐỘNG nên lý thuyết phục ngâm của phi tinh cũng là dụng phục ngâm của Dịch lý mà ra.

        Như vậy Phản Phục ngâm của huyền không phi tinh thực chất là một phần dụng của phản phục ngâm Dịch lý. Do đó người học Phi tinh muốn giỏi phải học Dịch lý.

        Thuyết phản phục ngâm của Dịch lý được nhiều phái dùng vào phong thủy Âm Dương 2 trạch, tuy nhiên theo Nam Phong biết thì không dùng trực tiếp mà các phái(nhất là Bát Trạch, Tam Hợp) đều ẩn dấu dưới nhiều cách khác nhau như phép biến quẻ, biến quái, luận thủy(như htruongdinh đề cập bên trên), bạt sa, hình, xung, phá, hại... Tuy nhiên ở mức cao của Huyền không thì ít bị ảnh hưởng, ở mức này thì Loan đầu-Lý khí, Hình-Khí, Thể-Dụng... đã hòa làm một, chỉ lấy Âm Dương nhất khí mà luận, đôi khi phạm phải phản phục ngâm của Dịch lý vẫn luận tốt như thường(và thực sự là tốt ), vì do không còn giới hạn quẻ bất động hay khí đối xung nên Phản Phục ngâm có mà không có.

        Câu cuối của htruongdinh là manh mối đó: "Đế xuất hồ Chấn, tề hồ Tốn, tương kiến hồ Ly, dịch hồ Khôn, thuyết ngôn hồ Đoài, chiến hồ Càn, lao hồ Khảm, thành hồ Cấn". Trong câu này vòng chu thiên đi qua 8 cung Bát quái Hậu thiên mà có thấy dấu hiệu phản phục ngâm nào đâu? Chỉ thấy sinh thành(Chấn, Tốn) lớn mạnh(Ly) lui về(Khôn Đoài) hủy diệt(Càn Khảm) thu tàng(Cấn). Một vòng này chỉ thấy dương sinh âm tử(tử mà không diệt), âm sinh dương tử(tử mà không diệt) mà thôi.

        Hy vọng giúp được ít nhiều cho ban.

        Thân chào.
        Chào một ngày mới.

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "namphong" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (03-02-10),sonthuy (04-02-10)

      Đề tài tương tự

      1. Câu chuyện thương tâm
        By vân từ in forum Thông báo
        Trả lời: 0
        Bài mới: 26-01-10, 08:29
      2. Câu chuyện gia đình
        By vanhoai in forum Gia Đình - Hôn Nhân
        Trả lời: 2
        Bài mới: 18-01-10, 05:32
      3. Câu Chuyện Ba Số 3
        By eyca2004 in forum Nghệ Thuật - Triết Lý
        Trả lời: 0
        Bài mới: 26-08-09, 08:18
      4. Câu truyện con Lừa
        By eyca2004 in forum Nghệ Thuật - Triết Lý
        Trả lời: 0
        Bài mới: 21-08-09, 13:40
      5. Không đăng câu trả lời được
        By 112006 in forum Nhờ xem Tử Vi
        Trả lời: 4
        Bài mới: 29-06-09, 18:48

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •