Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/31 đầuđầu 123412 ... cuốicuối
    kết quả từ 11 tới 20 trên 302

    Ðề tài: Huyenkhong cafeteria

      1. #11
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default

        Đêm ấy, đình rộn như chợ phiên ngày tết. Tấm băng-rôn màu đỏ, chữ xanh bay phần phật. Bích đọc: Đoàn nghệ thuật cải lương Sao Biển. Hơn năm giờ, Hường đã đến. Nó mặc bộ đồ sa mỏng in hoa. Mặt nó trét một lớp phấn nụ hiệu Con Bướm bán nhiều trong ngày tết. Bích và Hường đến giờ ấy mà đã không còn chỗ. Dãy bàn ghế mượn của Trường Tiểu học Kinh Tàu lô nhô người ngồi. Hường lành nhưng lanh lẹ. Nó dắt bạn nhảy phóc lên bức thành thấp bọc quanh đình. Chỗ ấy, Bích gặp Mưng.

        Vở Súy Vân giả dại đang đến hồi gay cấn. Súy Vân phải lòng Trần Phương. Vân muốn bỏ chồng là Kim Nhan đang đeo đuổi công danh ở xa, giả điên, Kim Nhan đành phải thuận lòng dứt tình với vợ. Sau đó, Trần Phương cũng bội bạc. Súy Vân tan nát, dở điên dở tỉnh. Nàng lang thang vào dinh phủ xin ăn. Đó là nơi chồng cũ của nàng là Kim Nhan đang làm quan. Cô đào hát đoạn này vừa nức nở vừa tủi nhục xót xa. Hường nghe, mắt long lanh: Đáng kiếp, đàn bà chi mà... Bích không nói gì, giọng ca làm Bích mủi lòng. Bích nghĩ khác, đàn bà khi chồng không ở bên cạnh khổ trăm chiều. Tình yêu lại biết khi nào là dại khi nào là khôn...

        Sau này, khi quen Mưng, Bích nói lại điều đó. Mưng cười, kéo đầu Bích vào vai: Yêu không dại không khôn. Mà nếu có, chỉ toàn là dại. Bích nhắm mắt, nói trong hơi thở: Dại mới yêu kẻ rày đây mai đó. Mưng lại cười nhưng mắt buồn. Buồn lắm.

        Mưng quả là một kẻ phiêu bạt. Mưng làm đủ nghề để kiếm sống. Mười tuổi, Mưng theo mẹ vào tận miền Nam. Lớn lên, Mưng thấy cứ sục tay vào bùn nhão, moi lên hạt cơm, hạt gạo khổ như châu chấu, chuồn chuồn. Mưng có hoa tay. Mẹ sắm cho thùng đồ nghề, Mưng tới cổng trường vào dịp mùa hè. Học trò chia tay, thích khắc những dòng chữ lên bút. Nhưng nghề ấy không bền. Học trò càng ngày càng ít dùng bút máy, Mưng lắt lay một thời gian rồi theo bạn đi đào vàng. Mẹ Mưng bảo: Vàng mắt vàng mũi... Cuối cùng, Mưng sắm thùng kẹo kéo, ngược xuôi đầu bãi cuối sông.

        Về làng nón lần sau, cái máy nhạc to đùng của Mưng lúc đầu kéo theo cả mấy chục đứa trẻ. Người lớn đang làm, nghe máy hát, ngừng tay. Họ ước ao, những đêm mưa nằm nghe Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà, Người phu khiêng kiệu cưới...

        Bích vào ngõ nhà. Nhà lao xao như có giỗ. Bích biết điều gì đang đến. Và cô mong Mưng cũng bởi điều ấy.

        Gia đình Tiều muốn dạm hỏi Bích. Tiều học trường huyện hồi cấp ba cùng Bích. Lù khù như cu cườm. Nhà Tiều đông con trai. Mẹ Tiều có người chị hiếm muộn. Thành thử, học cấp ba xong, Tiều lên thành phố ở hẳn với dì. Nhà dì Tiều có hàng bán tạp hóa, Tiều phụ việc chạy hàng. Tiều gọi luôn dì bằng mẹ.

        Tháng trước mẹ bảo Bích. Bích cúi đầu không nói, nhìn cái nón đang chằm dở. Kim chích vào đầu ngón tay trỏã, đau điếng. Đời con gái một lần, lựa chỗ chắc chắn. Lao xao, mờ ảo, khổ thiệt một đời. Con Mận làng bên...

        Bích rủ Hường ra sân đình. Mấy ngày nay làng nón đã thôi mưa. Trăng mười hai mỏng mảnh như sừng trâu nghé. Gió lao xao đẩy mượt cỏ cây trên một khoảng sân rộng. Hường lại nhảy phóc lên gờ thành cũ, chỗ mà Bích và Mưng đã gặp nhau.

        Bích hỏi, giọng như gió thoảng: phải làm sao? Hường nhìn xa: Mưng vẫn biệt tăm ? Bích thở dài. Súy Vân giả dại, còn em, em phải làm sao khi chân rạ đã thối gốc mà anh vẫn chưa về... Mưng ơi!

        3. Ông ngoại Bích ở làng bên sắp đi. Bố Bích ngồi uống rượu với mấy người cậu của Bích. Ông đặt chén rượu xuống chiếu, nói như ra lệnh: Phải gả nhanh con Bích. Cần thì cưới chạy tang. Bích hỏi Hường. Cưới chạy tang là chi. Hường nói như khóc: Cưới chạy tang là cưới gấp, hỉ sự trước hậu sự. Nếu không phải đợi hết ba năm. Bích hiểu. Cô thẫn thờ như gà rù giữa buổi đồng vắng, xao xác tiếng nồm quạnh. Gió tông tốc, thổi lay lắt những bụi cỏ gà khô. Buổi chị Mận làng bên tự tử, không hiểu sao nhìn chúng, Bích cứ mường tượng đó là hồn thiêng của chị uất ức mà xuôi gió đi tìm người thương đành đoạn.

        Nhà vắng. Bố mẹ Bích đã qua hết bên ngoại. Tiều đến. Bích cúi gằm vào cái nón lá chằm dở. Bích chọn hai câu thơ Mưng đưa. Anh đến tìm hoa thì hoa đã nở/Anh đến tìm đò, đò đã sang sông...

        Tiều bảo: Mẹ tôi biểu cùng Bích sang thăm ông ngoại. Bích ngẩng lên: Ông ngoại của ai ? Tiều lúng túng như ngậm sỏi. Bích không thương cũng không ghét Tiều. Hồi học cùng lớp, tụi bạn đặt cho Tiều biệt danh là Cu Cườm. Lớp học ở trường huyện nghèo như Kinh Tàu không đông nhưng Bích có cảm giác là không có Tiều. Đúng là Tiều có cũng như không? Tiều lành và rụt rè như đất quê. Đất quê gieo gì lên nấy. Cam chịu và biết nghe lời. Một cành đào tận đất Bắc xa xôi, sau khi đã ngắm xong ba ngày Tết, ném vào đất, đất vẫn nhẫn nại nuôi cây. Đào không hoa nhưng bung xòe chồi non, lộc biếc. Vất một hạt xoài cát từ phương Nam, đất quê lại nhẫn nhục vun vén. Trái chua, ừ làm sao ngọt như trái ở đất người, nhưng cứ là trái. Tiều lớn lên từ đất quê. Bích cũng lớn lên cùng đất quê. Mẹ Tiều bảo lấy vợ. Bố Bích bảo lấy chồng. Xoài chua loét nhưng cứ là xoài. Đào không hoa nhưng cứ là cây.

        Bích hỏi nhưng không đợi câu trả lời của Tiều. Cô đứng dậy, bỏ lại chiếc nón chằm dở, đi cùng Tiều sang ngoại. Dọc đường, Bích lại bắt gặp những bụi cỏ gà khô lăn tông tốc. Cô không dám mường tượng đó là hồn thiêng chị Mận. Những điều ấy như chỉ có trong phim của Hàn Quốc, Bích nghĩ, tự yêu và tự quyết là chuyện trên phim ảnh, nơi những đất nước xa xôi hoặc ở trên thành phố. Đất quê lành nhưng nghiệt lắm. Đời bà, đời mẹ rồi bây giờ là đời Bích, đời Hường. Điện về rồi, trâu không còn ì ạch kéo những vuông gỗ cày trên cánh đồng bùn nhão nhưng đất quê vẫn cứ là đất quê.

        Đất quê bảo cưới. Ừ thì cưới. Dù không vội nhưng cần thì cưới chạy tang.

        Đám cưới quê đơn, bạc nhưng vui lắm. Ông Cả Chưởng huy động đám đò dọc, đò ngang đưa đến cho nhà Tiều sáu chiếc. Mui đò kết đèn nháy Trung Quốc, xanh đỏ lập lòe.

        Đã đến giờ rước dâu. Trước khi xuống đò qua nhà trai, cậu út Mỹ, cơ chừng đã mềm môi, còn cố hát câu cuối cùng: Sao không lấy chồng gần... Tiếng hát khàn đặc thuốc nhưng trong gió quê, buổi chiều, trên những cánh đồng trơ rạ, cuộn vang, dập dờn như sóng. Tụi trẻ con nghe, chúng cất giọng hát đuổi... để con chim đa đa...

        Bích theo Hường xuống con đò cuối cùng. Con đò chòng chành. Bích nghe. Cô mường tượng đó là một tiếng thở dài.

        Sông chiều mát rượi. Bích nhìn bờ đá. Nước dập dờn. Chỗ không có dấu chân người, kè đá phủ rêu xanh trơn trợt.

        Đất quê trong ngày vui lại buồn man mác. Cô nhìn đám trẻ làng nón lao nhao trên bờ. Cô không hề biết chúng đã che khuất tầm nhìn của cô khiến cô không thấy một người. Một người về muộn. Muộn lắm...

        Sau này, nghe Hường kể, cô không trách bọn trẻ. Đất quê sẽ nuôi chúng lớn lên. Rồi chúng cũng như bà, như mẹ, như cô, như Hường. Vả lại, nhìn thấy cũng không để làm gì. Đò đã xuôi...

        Đất quê lành lắm. Ném xuống cây gì, quả gì, đất quê cũng nhận. Ngọt nhờ, đắng chịu.
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "vanhoai" về bài viết có ích này:

        dongphuong (15-02-10),maile (16-08-10),tom (13-02-10)

      3. #12
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        149
        Cảm ơn
        170
        Được cảm ơn: 169 lần
        trong 102 bài viết

        Default Khúc nhạc xuân

        [YOUTUBE]<object width="560" height="340"><param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/Oao8SnUjlPc&hl=en_US&fs=1&"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowscriptaccess" value="always"></param><embed src="http://www.youtube.com/v/Oao8SnUjlPc&hl=en_US&fs=1&" type="application/x-shockwave-flash" allowscriptaccess="always" allowfullscreen="true" width="560" height="340"></embed></object>[/YOUTUBE]
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "PALOMA" về bài viết có ích này:

        tom (13-02-10)

      5. #13
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        149
        Cảm ơn
        170
        Được cảm ơn: 169 lần
        trong 102 bài viết

        Default Hoa xuân

        [YOUTUBE]<object width="560" height="340"><param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/G71FbJWjqHk&hl=en_US&fs=1&"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowscriptaccess" value="always"></param><embed src="http://www.youtube.com/v/G71FbJWjqHk&hl=en_US&fs=1&" type="application/x-shockwave-flash" allowscriptaccess="always" allowfullscreen="true" width="560" height="340"></embed></object>[/YOUTUBE]
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #14
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default

        Mời các bạn thư giãn với mấy phút âm nhạc.

        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      7. #15
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        149
        Cảm ơn
        170
        Được cảm ơn: 169 lần
        trong 102 bài viết

        Default Màu sắc của chiếc xe nói gì về bạn?

        Màu sắc của xe hơi luôn luôn đóng vai trọng trong sự lựa chọn của khách hàng. Trước đây, bạn chỉ có thể chọn màu đen, không phải bởi đó là màu yêu thích của ngài Henry Ford đáng kính mà còn bởi đó là màu nhanh khô nhất. Giờ đây, những tiến bộ của khoa học đẩy nhanh quá trình làm khô và các nhà sản xuất bắt đầu thêm nhiều màu sắc bắt mắt vào bộ sưu tập của mình.

        [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/2010/02/13/08/81741266024233.jpg[/IMG]

        Theo những nhà tâm lý học, chủ nhân của những chiếc xe màu đỏ là những người rất thú vị, giàu nghị lực, can đảm, tham vọng nhưng thường nôn nóng và thiếu kiên nhẫn. Họ luôn suy nghĩ, di chuyển và nói rất nhanh. Màu đỏ đồng nghĩa với tốc độ, năng nổ, và đam mê sự hoàn hảo.


        [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/2010/02/13/08/52851266024231.jpg[/IMG]

        Màu nâu hoặc màu cam biểu trưng cho những người thực tế, độc lập và những người thích ganh đua. Hai màu này còn hiện thân cho sự khôn ngoan và đơn giản.

        [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/2010/02/13/08/81711266024234.jpg[/IMG]

        Những chiếc xe màu vàng thuộc về những người duy tâm, thích sự mới lạ, và cả những người thông minh nữa.

        [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/2010/02/13/08/72751266024230.jpg[/IMG]

        Chủ nhân của những chiếc xe màu xanh lá cây thì thường là những người có tính cẩn thận, hơi khó gần và có xu hướng... nổi loạn.

        [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/2010/02/13/08/93731266024219.jpg[/IMG]

        Người giàu trí tưởng tượng, trung thành và đáng tin cậy thường xuất hiện bên chiếc xe màu xanh thẫm.


        [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/2010/02/13/08/36551266024217.jpg[/IMG]
        Những quí bà đằm thắm chọn những chiếc xe màu hồng, màu hồng còn là biểu tượng của óc sáng tạo và tính độc lập.

        [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/2010/02/13/08/21481266024233.jpg[/IMG]

        Người thích xe màu bạc hoặc xám thường lãnh đạm, điềm tĩnh, sống hơi tách biệt và luôn có xu hướng phê bình.

        [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/2010/02/13/08/57371266024218.jpg[/IMG]

        Màu đen sang trọng thuộc về những người bướng bỉnh nhưng có kỷ luật, thích các mẫu xe cổ điển có dáng thanh lịch và tao nhã.


        [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/2010/02/13/08/14211266024235.jpg[/IMG]
        Những chiếc xe màu trắng thuộc về người luôn mưu cầu địa vị, hướng ngoại hay những người luôn lạc quan, sống đơn giản và đáng để bạn tin tưởng.

        Đương nhiên, mọi quy luật đều có ngoại lệ. Để đánh giá một con người qua chiếc xe của họ không theo phương pháp hay quy luật nào cả. Ví dụ, với những người mua xe cũ thì chất lượng của chiếc xe là điều đáng quan tâm hơn rất nhiều so với màu sắc của nó.


        Theo Autonet
        thay đổi nội dung bởi: PALOMA, 13-02-10 lúc 08:50
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "PALOMA" về bài viết có ích này:

        dongphuong (15-02-10)

      9. #16
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        149
        Cảm ơn
        170
        Được cảm ơn: 169 lần
        trong 102 bài viết

        Default Tự sự của một người khởi nghiệp thất bại

        [IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/q42008/2010/01/01/07/66371262348135.JPG[/IMG]
        Chẳng mấy ai đủ can đảm kể lại câu chuyện khởi nghiệp thất bại của chính mình, nhưng tác giả của bài báo dưới đây đã làm được điều đó. Sau lần thử thay đổi thời vận không thành, anh đã quay lại công việc cũ, mỗi ngày tám tiếng ở văn phòng và viết bài này cho mục Khởi nghiệp của TBKTSG, mong mang lại chút kinh nghiệm cho những ai sắp bước vào kinh doanh...

        Hồi đó, đang từ một viên chức bình thường, tôi đột ngột quyết định chuyển sang làm kinh doanh. Tôi chọn hướng mở quán ăn vì đã nhiều lần… đi ăn quán, đã phần nào hình dung được công việc kinh doanh. Và quan trọng hơn nữa là tôi tự tin vì mình cũng biết chút ít về nghề bếp. Người thân can ngăn “chớ thấy người ăn khoai vác mai đi đào”, nhưng tôi bỏ ngoài tai.

        TỪ QUYẾT ĐOÁN ĐẾN… GÀN

        Trong kinh doanh rất cần phải cố chấp, tôi nghĩ thế. Cố chấp, trong một chừng mực nào đó, là quyết đoán, bản lĩnh, dám nghĩ dám làm.

        Công việc đầu tiên của tôi là tìm thuê mặt bằng. Việc này tôi không có kinh nghiệm nhưng vẫn quyết làm một mình, bởi không muốn tiếp tục nghe những lời can ngăn. Đọc báo thấy đăng “nhà cho thuê nguyên căn, sân để được xe tải, giá thuê vừa phải, hẻm xe hơi vào được…”, tôi liên hệ ngay với chủ nhà. Xem xong căn nhà cảm thấy vừa ý, tôi quyết định đặt cọc, làm hợp đồng… ngay trong ngày.

        Tôi sợ nếu không quyết định sớm sẽ có người khác đến thuê, quên việc phải thương lượng giá. Mẹ tôi biết chuyện cứ cằn nhằn suốt, bởi khi bà đi hỏi chuyện mấy ông xe ôm đầu hẻm và dò la người dân sống gần đó thì hiểu ra tôi đã thuê hớ giá khá nhiều. Lúc này thì đành chịu, tôi đã ký hợp đồng, đã đặt cọc ba tháng, và đóng trước một tháng tiền nhà. Sau đó tôi còn phát hiện ra một số điều kiện về mặt bằng chỉ có trên… mục rao vặt. Chẳng hạn, “hẻm xe hơi vào được” nhưng lại không ra được, vì đầu con hẻm rộng tới 12 mét nhưng vào đến căn nhà tôi thuê thì chỉ còn 4 mét! “Sân để được xe tải” có nghĩa là sân không có mái che, giữa trưa trời nắng mới thật là khủng khiếp. Tiếc là lúc xem nhà và khi ký hợp đồng tôi lại đi vào buổi chiều tối nên cứ thấy mát rượi!

        Ngày khai trương, quán phở rất đông khách. Tôi đắc ý cho là mình quyết định đúng mà không để ý đến một điều là lần đầu tiên ở khu vực này xuất hiện một quán phở. Người ta đến ăn vì tò mò chứ chưa hẳn vì nhu cầu. Sau vài ngày đông vui, khách đến quán cứ thưa thớt dần. Tôi lại phải động não tìm nguyên nhân thất bại. Đây là một khu dân cư đông đúc, nhưng hầu hết đều là viên chức nên sống khá khép kín. Sáng họ vội đi làm nên không kịp ăn, chiều về ăn cơm tối với gia đình. Rốt cuộc khách hàng chính của quán tôi ở con hẻm chỉ là mấy ông bà nghỉ hưu. Nhưng khổ nỗi họ lại sợ cao huyết áp nên chẳng mấy ai đụng đến phở. Vậy là tôi đành trông chờ vào khách vãng lai.

        Con hẻm mà tôi mở quán ăn thông sang nhiều hẻm và đường lớn khác nên suốt ngày tấp nập người qua lại. Tôi thấy đây là ưu điểm và bỏ qua lời cảnh báo từ người thân rằng “đây là con đường chết, người qua lại tuy tấp nập nhưng đó là vì công việc, vì… tránh kẹt xe, chứ không phải để tìm một điểm ăn uống”. Hơn nữa, như nhiều người phân tích, quán của tôi chẳng có gì hấp dẫn để thu hút khách vãng lai. Quán không có bảng hiệu, chỉ có mỗi hộp đèn gắn tít trên trời. Thêm nữa, hộp đèn chỉ mở vào buổi tối, còn ban ngày khách đi từ xa chỉ thấy mỗi tên quán (là tên tôi!) còn quán bán gì thì không rõ, vì chữ “phở” tôi để quá nhỏ.

        Kinh doanh phở ế ẩm, tôi đột ngột chuyển sang bán cơm, vì nghĩ món này “thiết thực” hơn. Một lần nữa quyết định quá nôn nóng của tôi đã gây họa. Có khách vào quán gọi phở đã phải sượng sùng quay ra, vì tôi bán cơm mà vẫn treo hộp đèn quán phở! Thậm chí, chiếc xe phở còn được tôi “cải tiến” thành tủ kiếng bày thức ăn bán với cơm! Nhưng điều đó cũng chưa “nghiêm trọng” bằng việc tôi quyết định quay trở lại bán phở lần nữa. Do bán cơm không đắt khách như mong muốn, và lại có nhiều khách gợi ý tôi nên bán phở trở lại. Lúc này không ai còn hiểu nổi quán tôi thực sự bán gì!

        Vì cố chấp, tôi đã bằng mọi cách quyết phải đạt được thành công. Cũng vì cố chấp, tôi cứ sợ mọi người cười chê thất bại của mình. Chính những suy nghĩ này đã dẫn đến một đường lối kinh doanh không nhất quán, làm tôi ngày càng lún sâu vào thất bại.

        “SÁNG TẠO” QUÁ MỨC

        Sau một thời gian loay hoay từ “phở” sang “cơm”, hết “cơm” đến “phở”, tôi chuyển sang bán nước uống. Nếu như ở hàng ăn đòi hỏi phải nghiêm ngặt trong công thức chế biến, thì với thức uống tôi lại thấy hợp với đầu óc “sáng tạo phong phú” của mình.

        Lần này rút kinh nghiệm chuyện làm bảng hiệu lúc bán phở quá mờ nhạt, tôi cho làm lại hộp đèn, vẽ lại bảng hiệu với cái tên… rất Tây: “Hi there, buddies!”. Sợ cái tên này nghe lai căng quá nên trong tờ rơi đi phát ở trường học, tôi đã cẩn thận chuyển ngữ sang tiếng Việt, nghe thật… kêu: “Chào nhé, bạn mình ơi!”.

        Rồi tôi bắt tay vào nghiên cứu công thức pha chế các món uống. Tôi “sáng tạo” bằng cách thêm vị này, bớt vị nọ. Vì quá “sáng tạo”, tôi đã tạo ra một thực đơn dài dằng dặc hàng mấy chục món giải khát, chưa kể cũng ngần ấy món trái cây và sinh tố. Tên gọi các món lại được đặt quá bay bổng, đến nỗi khách không thể hình dung mình sắp được “thưởng thức” món gì với những cái tên như “Hây hây má hồng”, “Mắt ai mãi tìm”, “No 4 go”… Cũng vì tôi tạo ra quá nhiều công thức nên lúc pha chế cho khách tôi không thể nào nhớ xuể. Vậy là vừa pha chế tôi phải vừa… cầm giấy ghi công thức nhẩm đọc. Việc này đôi khi cũng dẫn đến nhầm lẫn trong pha chế khi quán đông khách.

        Tôi đã cố hết sức nhưng vẫn không thành, chỉ còn biết rút ra bài học cho chính mình:

        * Kinh doanh rất cần sáng tạo nhưng không phải là phi thực tế.
        * Và điều quan trọng hơn là không thể chủ quan khinh suất.

        Tôi vốn thích yên tĩnh nên khi kinh doanh đã chọn hẻm để mở quán. Ngoài lý do đó, tôi còn bị thuyết phục bởi nhiều quán ăn dù mở trong hẻm mà vẫn rất thành công. Nhưng tôi lại quên rằng những quán thành công đó rất khác biệt so với tôi. Đó là những quán chuyên bán đặc sản vùng miền, quán cà phê vườn lãng mạn… Chứ bán hàng ăn uống bình thường như tôi mà tìm nơi tịnh vắng thì chỉ có thất bại. Lẽ ra tôi phải biết vận dụng câu “buôn có bạn, bán có phường” khi chọn địa điểm mở quán.

        Tôi cố cầm cự hơn một năm thì đành đóng cửa. Tôi chạnh nghĩ mình không có khiếu kinh doanh! Đi ăn quán thường xuyên, làm bếp thuần thục chưa hẳn đã có thể kinh doanh quán ăn giỏi!

        Thời báo kinh tế SG
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "PALOMA" về bài viết có ích này:

        dongphuong (15-02-10)

      11. #17
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default Thơ & Truyện của PHAN CUNG TIẾN

        ... Tôi bỗng nhận ra lối viết truyện của Phan Cung Việt chẳng giống ai, và cũng không giống lối viết truyện ngắn truyền thống đã được lý luận hóa thành bài bản cho nhưngx người học văn và học viết văn...
        Đến nay Phan Cung Việt đã có tới vài trăm truyện ngắn. Vậy là có biết bao cảnh đời trong bao nhiêu trang sách của nhà văn. Hoặc nó nhấn chìm nhân vật xuống tới... thành cặn bã. Hoặc là nó thăng hoa nhân vật lên cõi thánh thiện. Hoặc bỏ mặc nó trôi nổi kiếp sống qua năm tháng, như sự sống sinh học, hay như bè chuối trôi bồng bềnh trên mặt sông cho tới lúc vỡ bè tan vào dòng nước. Tới đây, cái gọi là con người và cái chưa phải là con người, thậm chí nhiều cái còn xa lạ cả với loài... hiện ra rõ nét ở mỗi nhân vật trong truyện. Ra con người tự làm khổ nhau, tự đầy ải lẫn nhau, rồi còn tự sát hại nhau! Vậy là nó bừng ngộ trong lòng người đọc bao điều suy ngẫm về con người, về cõi nhân gian. Càng suy ngẫm càng ứa trào nước mắt.
        Phan Cung Việt không khắc họa tỉ mỉ chân dung nhân vật, lại càng không kể lể dài dòng về thân phận con người trong truyện. Hệt bức ký họa chỉ mấy nét chấm phá. Anh tinh nhạy lách ngòi bút vào nơi thẳm sâu, khuất nẻo nhất của đời sống thường nhật, nhưng người đọc vẫn thấy nó rất cụ thể, cặn kẽ, và cũng rất cá biệt, song lại cô đúc thành đặc trưng, điển hình.

        Láng Thượng, 14.6.2001
        Nhà văn Vũ Đức Nguyên

        Hạng mục cuối cùng


        Đây không phải là truyện cuối cùng anh Vấn viết xong rồi ngoẻo, chấm hết một kiếp cầm bút long đong, như người ta thường nói. Nhờ Giời Phật cho khỏe thì chắc anh còn viết nhiều nữa. Mà đây là loại truyện xếp vào hạng mục nhân văn cuối cùng của đời người. Như vấn đề “nhân quả” (anh cả tên là Túng từng nói), “xa thơm gần thối” (của ông bố đẻ), “nhạt hơn người dưng” (vợ anh Vấn từng nói), “bác-ca-nông” (cái Thánh con gái đầu của ông chú từng nói) v.v...
        Thực ra bố anh Vấn là người đàn ông có giá, cụ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kiếp người, gần được như câu ca “công cha như núi Thái Sơn”. Chỉ có điều cái lối sống củ cụ thuộc loại như dân gian nói là “xa thơm, gần thối”. Tức là ở cùng với ai thì người ấy dở, chỉ người xa mới đáng nhớ thương. Cứ thế mà yêu, ghét theo vòng cuốn chiếu luôn hồi. ở với vợ con thì chỉ nhớ thương anh em cháu chắt họ mạc của mình ở nhà. ở với anh con cả thì chỉ mong anh con hai, anh con ba... Rồi ở với anh hai, anh ba thì lại nhớ thương mong ngày đoàn tụ với anh cả. Nói theo bà cụ thì cái thói nặng nhất là ở cùng vợ con thì cứ nhớ mong đoàn tụ anh em nhà mình. Anh cả Túng thì nói:
        - Khổ quá, người ta thì cầm cuốc cuốc vào, đây lại cứ cầm cào cào ra...
        Mới đây, sau đám tang ông chú ruột thì anh Túng lại nói một câu, nghe chừng không dễ hiểu chút nào:
        - Đúng là luật “nhân quả”!
        Anh Vấn nhớ lại những năm tháng gia đình đoàn tụ, chẳng có chuyện gì nhưng chẳng hiểu sao cứ buồn thăm thẳm. Người đàn ông rường cột trong nhà, nhưng mọi vui buồn ơn huệ hận thù lại từ cái tính cách người đàn ông mà ra. Người đàn bà sớm phát hiện ra điều đó và phải chịu đựng suốt từ thời con gái.
        Cái tính “xa thơm gần thối” của bố anh Vấn, biết đâu cũng chính là thủ pháp sống của ông, cái thủ pháp tráo trở giữa cuộc đời để chèo chống nuôi được vợ con. đó là cái phần cần hiểu cho đúng, đừng quy oan. Còn thực chất của nó thì quả có sinh ra phương hại.
        Dịch nôm cái tính đó là: “Người được ở gần tôi dù thế nào cũng là sướng rồi. Chỉ thương anh em cháu chắt họ mạc của tôi”. Và người ở gần, trước hết là người vợ, phải chiến đấu trường kỳ với cái tính chủ quan ngu dốt ấy.
        Thực ra người sống gần thì khổ, người sống xa thì sinh thói đòi hỏi hợm hĩnh. Trong mấy anh em bên nội, thì bố anh Vấn thương chú Ngần nhất. Chú Ngần thì không sao, chứ vợ con chú, nhất là các con chú, cứ cho là bác gái và các anh chị ăn hết phần “bổng lộc” của họ, lại sinh ra khắt khe keo kiệt. Cái Thánh con gái đầu của chú từ khi ra học đại học cho đến khi ra ở nước ngoài vẫn một mực hậm hực, bảo bác là “bác-ca-nông”, tức là súng ca nông bắn cũng không nhằm nhò gì! Mẹ anh Vấn ức lắm:
        - Tôi là tôi cấm cửa!
        Đã thế lũ cháu trai bên nội lấc cấc, to vổng như trâu mộng, mặt mày lạ hoắc từ đẩu đâu tự xưng là ở quê ra đến gõ cửa, mẹ anh Vấn không mở, hỏi lại: “Anh là ai?”. Bà sợ cánh này chỉ nhằm nhe bỏ bánh thuốc phiện vào cái túi đeo điệu đàng ở vai, buôn từ Lào sang, rồi trốn vào nhà bác giai. Đấy là bà có tính lo xa.
        Bố anh Vấn buồn và hậm hực đầy lòng. Lúc nào cái nhìn cũng bực dọc gay gắt, như muốn nói: “Bà quá thể. Coi anh em cháu chắt bên tối quá người dưng nước lã...”. Rồi lẩm bẩm như ma: “Em ta, ta quí, ta thương”. Không ra câu thơ, không ra câu khấn.
        Anh cả Túng đi chiến đấu trong Nam xa từ hồi trẻ, rồi ở lại lập gia đình trong đó luôn thì không thật rõ ngọn ngành. Còn những thành viên có mặt như chị Phướng và chú Đắt thì ra điều khôn ngoan, đứng về phe người chủ trì tức là ông bố, cho rằng như thế là đúng. Như cán bộ viên chức khôn ngoan cứ đứng về phía lãnh đạo là xong. Còn anh Vấn thì lưng chừng, có phần nghiêng về phía bà mẹ, dù thực lòng không dại gì coi họ mạc là người dưng nước lã, và ông bố thì cũng như mọi người đều là công tội vốn ngang nhau. Nói nhẹ nhàng thế, chứ một ngày sống chẳng dễ chút nào!
        Đến ngày chú Ngần qua đời ở một vùng quê biển xa, đi trước ông anh là bố anh Vấn. Cụ xót xa lắm, choáng lắm, ở cái tuổi gần chín mưới, cái tính cũ “xa thơm gần thối” lại càng bốc mạnh lên. Bà mẹ mất đã lâu, các thành viên bước vào tuổi già, mọi chân lý xưa đã trơ toác ra. Nhưng dòng họ là dòng họ, lại sắp ở tuổi lá rụng về cội, cáo chết quay đầu về núi cả rồi, làm sao cho xứng đây?
        Chị Phướng:
        - Điện chia buồn là xong!
        Chú Đắt:
        - Chú sẽ lo cái phong bì...
        Anh Vấn:
        - Không được, chú cũng là cha. Phải thuê xe về tận nơi. Ba chị em ta cùng đi!
        Chiếc xe máy lạnh bốn chỗ ngồi lăn bánh về vùng quê cách mấy trăm cây số. Nỗi buồn thăm thẳm về họ mạc năm nào, khởi đầu từ ông bố, như ma ám vào tận trong xe lúc này. Chị Phướng ngồi ghế trên quay cổ lại: “Mua cái phướn cho nó sang chứ cậu!”. Chú Đắt ngồi bên thì thầm: “Phong bì đây bác, chú chuẩn bị năm trăm. Bớt lại hai trăm đỡ tiền thuê xe cho bác, đi về mất gần triệu chứ ít đâu!...”
        Đến nơi, một chiếc quan tài gỗ tạp méo mó, dài ngoẵng như một thân cây mục, đặt giữa căn nhà thấp lè tò mái gần chạm đến nền cát. Thực chất vùng quê là vậy, tang gia là vậy. Đám người gào khóc bơ phờ. Anh Vấn nửa thật nửa giả, nửa say nửa tỉnh, đến cái móc trước quan tài, rút xoạch mấy giải xô trắng, ba cái cho ba người, làm khăn tang. Cái Thánh từ nước ngoài về chịu tang bố, béo thấp như khúc giò lụa, gào khóc bên quan tài rồi đưa mắt ráo hoảnh nhìn đoàn anh chị, lại gào to hơn. Mặc niệm, thắp hương, trao phướn, đặt phong bì... Chu tất đâu đấy xin phép linh hồn chú lên xe về. Trời nổi trận mưa to. Sáng mai người ta đưa chú Ngần ra đồng.
        Đúng sáng hôm sau, anh Túng nhân danh tộc trưởng gọi điện từ xa ngàn cây số về chia buồn cho thêm phần trọng thể, thì đôi bên nổi trận lôi đình, đến mức phải giập máy xuống. Tiếng khóc gào còn phụt ra từ máy nói:
        - Thật quá người dưng nước lã!
        - Hôm nào bác mất chúng em sẽ cho người trả lại chiếc phong bì ba trăm!... Hu... Hu... Hu...
        Anh Túng:
        - Thật là nhân quả!
        Đến lượt anh Vấn choáng. Mơ hồ nghĩ đến cái nét “xa thơm gần thối” của ông bố. Anh Túng nói điều ấy chăng? Nhưng choáng, lòng thành, tiền mất tật mang. Trao đổi với mấy bạn giỏi về văn hóa phong tục, họ nhao nhao:
        - Đúng rồi, bởi ông anh bà chị “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” quá. Về lại đi ngay...
        - ít ra phải ở lại đưa chú ra đồng đã!
        - Hoặc nhấp chén rượu, bát cơm cúng, hoặc lăn lộn gào khóc bên quan tài...
        - Bảo quá người dưng nước lã là đúng!
        Hu... Hu... Hu...
        Ha... Ha... Ha...
        Anh Vấn lấy lại bình tĩnh kể với cô vợ đang ngồi một cục trước mâm cơm.
        - Oan gì! Anh đối với họ mạc đôi bên còn thua cả người dưng nước lã! Cô vợ ráo hoảnh.
        - Cô bảo ai?
        - Như với cái Hường vợ thằng Huấn nhà em, hoặc với cô Thứ vợ chú Đắt bên anh. Bao giờ mặt anh chẳng lạnh như tiền!
        - Cô im đi. Đó là chuyện khác. Đó không phải là chuyện người dưng nước lã mà là chuyện loạn luân?
        - Loạn luân thế nào?
        - Chúng nó xinh đẹp, phởn phơ thế. Mặt không lạnh băng thì cứ nhìn chúng mà nuốt nước bọt ừng ực, mắt chớp beng beng chắc!... Thời nay bao nhiêu ông anh chồng anh vợ đã đổn đốn như vậy rồi. Cô không biết à?
        Hu... Hu... Hu...
        Ha... Ha... Ha...
        Xóm Mỗ Hương, 17.6.2001
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      12. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "vanhoai" về bài viết có ích này:

        dongphuong (15-02-10),tom (13-02-10)

      13. #18
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default Thơ & Truyện của PHAN CUNG TIẾN

        Cỏ bến sông


        1. Sau đêm nằm mơ thấy con sông nước màu hồng chảy vào tận giường nằm và chiếc giường hóa thành con thuyền có cánh buồm trắng toát, sáng tỉnh dậy tôi vội ra bến Bồ Đề nơi dạo trước đêm tôi và em thường ngồi chơi trên bãi cỏ tự nhiên xanh mướt, ngắm dòng sao trời và ánh điện trôi dưới sông.

        Bồ Đề là tên cổ của bến sông, trước đây nghe nói đất phù sa đỏ thắm, có ba loại cây cỏ mọc nhiều là cỏ bồ đề dành cho ngựa vua ăn, cỏ mần trầu nấu gội đầu cho thiếu nữ và cây đậu tương lấy hạt làm bánh thơm. Khi về tôi viết bài thơ sông Hồng:



        [IMG]http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=387297[/IMG]


        Người ta bảo sông Hồng mùa nào cũng đục
        Tôi ở gần sông không hay biết chuyện gì...
        Sông việc sông, mình việc mình, có lúc
        Ra ngắm sông Hồng mọi chuyện lại nguôi đi...
        Thực ra sông Hồng cũng khi trong khi đục
        Tôi biết chuyện con sông khi đã ngả sang chiều
        Quãng giêng hai, nước sông Hồng trong nhất
        Mẹ sinh tôi tháng ấy ngặt nghèo!
        Cũng tháng ấy, áo đào phai con nước
        Em đi lấy chồng, tôi đứng trông theo...


        Bài thơ ra đời được nhiều người yêu, in vào tuyển này tuyển nọ. Vài nhà phê bình viết lời bình. Trong số đó tôi thích nhất bài bình của anh Sáng, bạn học văn khoa, giờ là nhà phê bình thơ nổi tiếng. Tôi thích nhất đoạn cuối bài viết, anh Sáng dừng rất lâu ở hai câu cuối, nói về tình yêu với một cô gái. Cuối cùng anh buông một câu: “Đọc xong câu này tôi thấy thương anh đến lạ!”.

        Anh Sáng tinh lắm. Cô gái xinh đẹp mười tám tuổi mà tôi thường gặp đêm đêm ở bến Bồ Đề. Đêm đêm gió từ lòng sông thổi lên, bay mái tóc thề ngang vai của em, thoảng lên mùi thơm lạ lùng. Tôi đùa: “Em gội nước cỏ mần trầu à?”. Em cười: “Em hiểu điều anh nói. Nhưng em gội nước bồ kết”. Hình như bến sông xa lắc bờ bên kia có một bóng cây bồ kết rất to, cô đơn đâm lên đường chân trời. Bên ấy thấp thoáng nhiều bến nước, cỏ xanh mướt.

        Một đêm chẳng hiểu sao tình cờ em nói:

        - Em vừa đi xem về. Người ta bảo số em vất vả, phải qua đến vài ba bến nước. Anh có dám đi cùng em không?

        Nói rồi em rơm rớm nước mắt, gục hẳn vào vai tôi. Tôi nói:

        - Em đừng tin điều mê tín. Thời buổi khoa học rồi!

        Tôi nói câu ấy như con vẹt, như cách nói của mọi người. Chẳng ngờ cuối cùng điều em nói lại đúng. Đời em vất vả, qua hai đời chồng rồi, người chồng của em hiện nay lại đang bị nặng về gan. Trách chi đêm xưa ấy em khóc nhiều đến vậy.

        Đêm ấy quãng sông trước mặt chúng tôi xảy ra một chuyện lạ lùng. Người ta bảo có ba con cá lạ từ ngoài biển, ghen tuông cắn xé nhau thế nào mà dạt vào đây. Dân làng chài thấy có điều lạ bèn thắp đèn hoa đăng vừa đón vừa xua đuổi...

        Sáng ra không thấy ba con cá lạ ấy đâu nữa.
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      14. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vanhoai" về bài viết có ích này:

        tom (13-02-10)

      15. #19
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default

        2


        Cuối cùng chẳng ngờ tôi chuyển sang làm việc gần bến Bồ Đề. Gần một đời ở trong cái thung lũng phố Hồ tĩnh lặng như chùa thiền, giờ tôi cảm thấy thích thú thực sự trước sự di chuyển.

        Ngày buổi trưa đã bắt qua con đê, đi tìm gặp dòng sông. Phù sa còn để ngấn mọi vật, từ nhà đến cây cột điện. Tôi xăng xái tìm ra một bờ dốc thực sự, nhìn xuống chóng cả mặt. Đất lở thành những vòm ếch khổng lồ. Nước đỏ sậm vẫn xiết chảy phía dưới.

        Phố sông có sự chia hai. Phía bờ đê xem ra sầm uất. Phía bờ sông thì quả vừa qua biến thiên.

        Đáng chú ý hơn cả là hai hộp nhà, nửa gỗ tranh nửa gạch ngói. Hộp nhà thứ nhất có dàn lợp nứa mở ra phía vòm ếch. Chủ nhà là người đàn bà rất khó đoán tuổi. Dáng người gầy gò tất tả, nhưng gương mặt có nét thanh tú thị thành thoáng bóng người đã gọi rất thân mật:

        - Chú vào ăn cơm bình dân, nghỉ chân hưởng gió sông.

        Bước vào, mát thật. Người đàn bà đang sắp xếp mấy món thức ăn trưa, chủ yếu để phục vụ bà con đi chài hoặc đội cát. Mùi cơm thơm phả lên trong gió. Người ta bảo gió sông mấy ngày sau lũ có độ mát rất lạ, như có cả phù sa lẫn trong đó. Dịp trước mùa lũ là gió độc, lạnh tanh. Người đàn bà bảo: “Cứ gió này chỉ thiếp đi một giấc, tỉnh dậy như uống thuốc bổ. Chú ăn cơm rồi thử mà xem”. Nhìn vào lối ngoài thấy chiếc giường nhỏ, trải tấm tre đan mịn màng.

        Người đàn bà xới cơm, chân thành kể:

        - Tôi vốn con gái trong phố kia. Bố tôi làm thuốc giàu có nhất phố. Tôi lớn lên được tiếng nhan sắc, nết na, mấy đám học trò, thanh niên lối phố ướm hỏi đều không ưng. Một ngày có một chàng vẻ thư sinh, tự xưng đi thuyền ngoài sông vào lấy thuốc cho mẹ. Hỏi kỹ mới biết thuyền có hai mẹ con, chở đồ gốm thuê. Mới gặp đã thương, đã yêu nhưng bố mẹ tôi nhất quyết can ngăn. Một lần chàng vào với vẻ mặt xanh xao, bảo xin mua thuốc nhưng chưa đủ tiền, mong được cho nợ rồi ngày sau bán được đồ gốm sẽ trả. Ngày sau tức tưởi đem tiền vào trả thật, rồi tức tưởi khóc. Hỏi ra mới biết khi đem thuốc về thì bà mẹ tắt thở.

        Từ đó chúng tôi quyết sống có nhau. Tôi trốn nhà ra sông với chàng, thắp hương trước nấm đất mồ mẹ, rồi dựng một túp tre nứa để ở...

        Tôi vỡ đất trồng rau màu trên bãi sông. Ngày ấy còn vắng lắm. Mấy mùa đỗ trúng quả, chồng tôi chở gốm một mình cũng trót lọt cả. Đang êm ấm thì gặp trận bão tố đúng vào tháng này, chồng tôi bị lật thuyền, chết không tìm thấy xác. Tôi gào khóc, ngày đêm nhìn ra con sông mong thấy xác chồng. Đau khổ chẳng nguôi ngoai, cứ ở mãi hết mùa nước lên rồi nước xuống, không dám vào phố nữa! Phận mình cỏ nội hoa hèn, bến sông bãi chợ, sống đâu mà chả là sống, phải không chú?

        Tôi định chen ngang một câu “Nhất là đã vướng vào bể tình”, nhưng không dám trước cuộc đời của người đàn bà.

        Ngọn gió thổi vào, người đàn bà như sực tỉnh cơn mơ, lấy lại được nghị lực:

        - Chúng tôi ở thế này quen rồi. Vào phố không chịu được. Tính ra sáu năm nước ngập nhà một lần. Lúc ấy thì coi căn nhà là chiếc thuyền vậy...

        Món ăn như ở các quán bình dân khác. Chỉ có hai món đặc sản ai cũng mê. Đó là món nhộng, vài thìa nhưng ngon. Người đàn bà còn có việc trồng dâu, nuôi ít lứa tằm, rồi có nhộng làm món thức ăn. Món thứ hai là đậu phụ cũng do chủ nhân tự làm tự chế từ cây đậu nành. Những miếng đậu dài và dai hơn bình thường. Người đàn bà bảo: “Chồng tôi ngày trẻ thích ăn hai món này do tôi làm. Cứ mong chở đầy thuyền gốm về để ăn cơm với vợ” rồi gạt nước mắt, giục:

        - Chú xơi cơm đi chứ. Sao cứ lạ lẫm như lạc đến xứ sở nào vậy?

        3


        Khác với hộp nhà trước, hộp nhà của cô gái trẻ này quay lưng về phía sông. Nó chia làm hai nửa, nửa trong đặt chiếc giường đôi, nửa ngoài làm quán gội đầu rất ngăn nắp. Hai chiếc quạt treo tường mắc rất cẩn thận. Khách nói:

        - Chắc em có người chồng khéo tay?

        Cô gái nói lảng:

        - Nhà em ít gió. Em yêu gió sông nhưng cũng sợ nó lắm!

        Được biết cô gái vốn là sinh viên, chàng cũng vậy. Sau mấy năm học, vì điều gì đưa nhau đi đội cát thuê rồi ở lại luôn. Chuyện của họ như thiên tình sử, nhiều người biết nhưng chưa tiện hỏi, cũng như chưa tiện hỏi chồng nàng đang làm việc gì, đi đâu.

        Cô gái nhỏ gầy, có khuôn mặt rất dễ mến. Quán gội chủ yếu người lao động, nhưng gần đây có nhiều người ngoài phố cũng vào gội, đông khách vào đêm. Ngày nóng có khách gội xong mát quá, ngủ quên trên bàn gội cho đến sáng.

        Cách gội của cô cũng như các quán khác, từ rửa mặt đến gội ướt, gội khô. Chỉ có một động tác rất tuyệt là khi cho nước vào đầu, hai tay cô cứ vỗ mãi vỗ mãi làm cho khách thiếp đi, nghe như có cả dòng sông chảy quanh đầu mình.

        Tôi ngắm những tấm ảnh trên tường. Chỉ dăm tấm đủ nói về chủ nhân. Xinh đẹp và lịch sự.

        Nằm trên bàn gội đầu, nhìn ra ô cửa đầy gió, cứ muốn thiếp đi. Chờ mãi, nhìn qua cửa thấy một tấm lưng nhỏ xinh xẻo đang cúi xuống. Tiếng nước róc rách. Khi vào, cô cười rất tươi:

        - Anh chờ tí chút. Để em đánh phèn nước thật trong gội cho khoái. Nước trong hơn nước trong phố nữa kia.

        Phía sau thoảng lên mùi hương rất lạ. Cô bê ra nồi đất nhỏ như nồi thuốc bắc, bảo:

        - Em sắc cỏ mần trầu đấy. Anh nghe mùi hương của nó bao giờ chưa?

        Khi tôi nói tiếng “chưa” thì mùi hương cỏ lạ lùng này như chính là cô gái. Lạ, chưa gặp bao giờ.

        Cỏ mần trầu ngày trước ở đây nhiều lắm, sau vắng dần. Cô gái phải gỡ từng cọng, phơi khô, rồi sắc lên như chiết tinh dầu vậy.

        Bàn tay gầy xinh nhỏ từng giọt vào chiếc thùng nhựa xanh đã cho thêm nước ấm. Nhìn lên cứ như thầy thuốc đang làm phép tiên.

        Tôi thiếp ngủ trong hương mần trầu. Thức dậy vẫn không biết nói về nó thế nào...

        Phan Cung Việt


        Mùi hương cỏ bến sông quyện vào câu chữ như ma mị, ám người trong truyện, ám người đọc truyện, đọc xong rồi vẫn “không biết nói về nó thế nào”. Mà biết nói thế nào nữa? Cuộc đời dang dở, đứt đoạn của ba người phụ nữ vẫn chung tình với cỏ mần trầu, vẫn neo đậu ở bến sông, hứng gió mát, gạn nước trong, như để níu kéo, giữ gìn một cái gì nguyên sơ, chân chất, không nhuốm bụi kinh thành.

        Cỏ bồ đề cho ngựa vua ăn từ lâu đã tuyệt tích. Cỏ mần trầu nấu nước gội đầu thiếu nữ đang dần mất. Cây đậu tương cũng còn ít người tự làm thành những miếng đậu phụ “dài và dai hơn bình thường”. Bến sông bên lở bên bồi. Sông Hồng khi trong khi đục. Rồi ra biến thiên cuộc đời cũng thế chăng? Chợt thấy thèm được ra sông tìm cỏ, ghé quán ăn cơm, ghé quán gội đầu như người trong truyện. Nhưng mộng mà thôi, mộng mất thôi. Cả thiên truyện là một giấc mộng như đầu truyện đã nói.

        PHẠM XUÂN NGUYÊN
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      16. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "vanhoai" về bài viết có ích này:

        dongphuong (15-02-10),tom (13-02-10)

      17. #20
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default Thơ & Truyện của PHAN CUNG VIỆT

        BINH PHÁP TÔN TỬ


        Đàn bà thì không biết, chứ đa phần đàn ông thời nay đến quãng tuổi lưng chừng là vấp phải những thứ bệnh trọng, không ung thư gan, suy thận nặng, thì lại xuất huyết não, tâm thần. Vượt được tuổi 49, 59, quá bát tuần đến cửu tuần, có nghĩa là các cơ quan nội tạng đều siêu bền, đều “chạy tốt”, bấy giờ hóa tinh hoặc trở lại kiếp con hắc tinh tinh kỳ dị.
        Ai đến tuổi đó, hễ đi đâu là gặp ai cũng mở miệng rối rít: “Tôi ngoại tám mươi rồi”. Hoặc: “Ngót hai năm gần chín chục”. Từ đó cứ tự nhiên tung hê hết cá tính của mình.
        ở xóm Trại có cụ ngoài tám mươi, áo quần bảnh bao lịch sự, đội mũ, thắt lưng, đeo túi, đeo Huân chương như đi đại lễ. Ngày nào cũng vậy, tháng nào cũng vậy, cả năm đều vậy. Bất kể ngày đông tháng giá hoặc mùa hè đổ lửa. Bình thường cụ đi đứng chỉn chu, khoan thai, mắt nhìn thẳng. Đến lối rẽ thì cụ xoay mông quặt chân như lính tráng, vừa đi vừa hát to “Vì nhân dân quên mình”. Hát rồi đưa tay lên mũ chào...
        Ở phố Đản có cụ ngoài tám mươi, từ quê ra ở với anh con trai cỡ Bộ trưởng. Cô con dâu cỡ Thứ trưởng. Đón bố, con trai con dâu chuẩn bị bộ sa lông mới, thay thảm mới, giường chiếu bàn ghế cứ như cung điện nhà Thanh bên Tầu xưa. Dăm bữa nửa tháng, anh con trai xuống cái xe ô tô ở sân thì thấy bố mình tay cầm quạt cứ ngồi xổm ở góc sân, mắt nhìn lên tán cây trong vườn. Con trai đến gần, nghiêng đầu lễ phép thưa hỏi, thì được trả lời: “ngồi thế cho mát”. Một ngày cô con dâu đi làm về thì tá hỏa tam kinh khi thấy ông cháu chơi ở góc sân xa tít sau vườn, cứ lấy que bới đất bới phân gà cho cháu chơi, thỉnh thoảng lại cười, đưa lên mồm...
        Phía cầu Mây có cụ ông gần chín mươi tuổi một mình tọa một căn hộ tầng trệt, ngay mặt đường. Con cháu ở trong phố cổ. Tuổi cao, nhờ trời cụ khỏe, ăn nói còn lưu loát lắm. Có một tổ vệ sinh đường phố toàn những cô đã chồng con phốp pháp, vui cười, hàng ngày quí “bố già” vui tính, đến gửi nhờ dụng cụ, quần áo. Ban đầu hai bên còn lạ, sau quen hơi dần nhất là các cô ngạc nhiên thấy “bố già” chăm sóc quần áo của mình quá ư chỉn chu, cẩn thận. Thậm chí bố chăng dây thép quanh giường ngủ của mình, phơi quần áo chị em bộ nào ra bộ ấy... Đêm đêm “bố già” hít thở và ngủ rất ngon lành. Con cháu đến, nhất là phái đàn bà, là cụ ghét, cụ đuổi. Cụ chỉ mặt: “Này, chúng mày chưa nuôi bố được một ngày đâu đấy”. Lại nói: “Chúng mày đừng mua gì cho bố. Bố giờ chỉ hít thở là chính”. Chỉ đàn bà con gái nhạy cảm mới biết “bố già” hít thở gì...
        Có cụ gần chín mươi ở quãng phố Hương lại rơi vào tình trạng thật lạ lùng. Một đời cụ thanh sạch. Nghĩa là từ trẻ cụ không thuộc loại đàn ông phàm phu tục tử. Tám mươi, cụ còn minh mẫn. Tám nhăm, còn minh mẫn... Cứ thế đến gần chín mươi, cụ rơi vào tình trạng run rẩy hoang tưởng. Không phải là kẻ chơi bời trác táng, cũng không phải khổ hạnh tu hành. Như khát vọng sống từ kiếp nào dồn nén vào cụ, khiến cụ khao khát khôn nguôi. Gặp người cùng giới thì không sao, hễ thấy bóng dáng đàn bà con gái là cụ run rẩy bàng hoàng, mắt đỏ lên như khóc, rồi òa khóc thật... Trong khi hai bàn tay run rẩy như người sắp chết đuối cứ níu kéo, vẫy gọi...
        Dễ đoán được là bố anh Ký Vấn, người sinh ra thằng con làm báo viết thơ như anh Ký Vấn, thì đang rời vào hoàn cảnh “bố già” nào rồi.
        Kiếp đàn ông xem thế mà thật nan giải. Có khi câu thơ Kiều của cái người đàn ông, tên là Nguyễn Du, vốn là thế này chăng:
        Đau đớn thay phận đàn bà
        Lời rằng bạc mệnh lại là... đàn ông!
        Anh Ký Vấn nhìn lên màn hình, rồi nói một câu vô cảm:
        Kiếp sau không muốn làm người, nhất là làm thằng đàn ông. Cũng không lập nên gia đình nữa.
        Thị rít lên, khi trên màn hình đang loạn cảnh binh đao của phim “Binh pháp Tôn Tử”:
        - Gia đình gì anh. Hễ mở mồm là chửi họ hàng tông tích bên ngoại.
        Ký Vấn như bị sét đánh. Cứ mỗi lần gia cảnh Ký Vấn bối rối là thị lại giở chiêu ấy, cái chiêu đánh sang bên ngoại. Như mây đen thù hận từ kiếp nào trong đáy lòng người đàn bà cứ đùn lên, đùn lên che khuất tất cả.
        Kiếp một thằng đàn ông bèo bọt như Ký Vấn lại càng nan giải.
        Buổi sáng chủ nhật Ký Vấn đành phải lao ra phố, cùng một cỗ sáng lạc bữa. Dọc phố dạo này ở đâu cũng thấy “ngan, tiết canh ngan”. Ngan ngỗng chẳng rõ báo điềm gì, còn tiết canh ngan thì ắt là điềm báo người đời đang khát máu, sau đêm dài nóng nực xem “Binh pháp Tôn Tử”.
        Mình là kiếp bò, vậy thì đáp vào quán “phở bò gia truyền”. Nghe nói toàn quân từ Nam Định lên, lại toàn thanh niên choai choai như lính tráng. Phía trước là cái bếp phun đầy khói than, khói mỡ như chiến trận. Bên trong có đến một trung đội dao thớt, bưng bê loạn xì ngầu. Chẳng có nét gì là ẩm thực. Thị dân thi nhau vục vào ăn, và khen “món nước ninh xương thật”.
        Bàn la liệt. Một gia đình dựng xe máy, bên ngoài bốn cái mũ bảo hiểm lố nhố như ma. Một chốc thì thấy anh chồng cởi mũ, đầu sấy ốp, kính gọng vàng, đeo đầy bao túi trong đó có chiếc mobil phôn. Chị vợ đầu dắt tém rất điệu, tay đeo đầy nhẫn vàng, vòng kiềng vàng, cái dây chuyền chừng năm chỉ lách ra khỏi cái cổ trắng ngần. Hai đứa con thì khỏi phải nói, con chị và thằng em đều đeo kính cận, cứ để mãi cái mũ bảo hiểm trên đầu mà tiến vào bàn ăn. Bố mẹ điệu đàng gỡ mũ cho mỗi đứa. Còn nói: “Khổ, con tôi”. Rồi đưa mắt nhìn nhau rất tình tứ.
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      18. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "vanhoai" về bài viết có ích này:

        dongphuong (15-02-10),tom (13-02-10)

      Trang 2/31 đầuđầu 123412 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Nhà hàng Huyenkhong
        By huongvi in forum Du Lịch - Gia Chánh
        Trả lời: 866
        Bài mới: 27-06-14, 13:11

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •