Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 7/59 đầuđầu ... 567891757 ... cuốicuối
    kết quả từ 61 tới 70 trên 583
      1. #61
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default Tỉ - tụy

        Mời anh Thanh Từ và các bạn nghiên cứu câu chuyện sau:

        Một buổi sáng sớm Tôi đến kiểm tra một "doanh trại". Thấy ông lính ngồi thu lu, lều bốc khói nghi ngút. Lều cháy còn trơ khung sắt, đồ đạc cháy sạch.... Hỏi ra thì tối qua bỏ trại đi chơi, khi về thì lều đang cháy. Vì có một mình lại không có nước nên chỉ có nước đứng nhìn lều cháy mà thôi.
        Mình phân vân: Không biết là do bất cẩn làm cháy hay do người ngoài đốt. Lấy quẻ giờ cháy thì được quẻ Thủy địa Tỷ động hào 4 thành Trạch địa Tụy. Trong này không có tí hỏa nào,
        => : Trong quẻ không có hỏa cộng thêm động hào 4 là do người ngoài đốt. Quẻ Tụy là đông người, phải có ít nhất là 2 người trở lên. Quẻ Tỉ là người đốt cao. Nhà hắn ở hướng Bắc (khảm) hoặc Tây (Đoài).
        Coi lại thì ở đó chỉ có 1 nhà ở hướng Tây so với nơi đặt trại còn chung quanh chỉ có rẫy điều và ở đó có 1 trại của người khác nhưng chủ trại lại lùn thấp. Cho lính dò hỏi thì biết ông chủ nhà chỗ đó người cao.
        => : Người đốt phải là người đứng đầu hay trưởng nhóm gì đó (quẻ Tỉ), Nhà phía trước có cây cao hay cột điện cao (Tỉ), phía sau có cái ao hay đầm nước (Đoài).
        Lại cho lính đi dò thì biết ông chủ nhà làm trưởng ban Cựu chiến binh ở thôn. Trước nhà có cột điện và sau nhà đúng là có cái ao. Thế này thì hết chạy rồi.
        Sau đó mình cho người đến trại bạn đó nói : Chúng tôi đã biết rõ là chủ nhà và anh chủ trại qua đốt lều. Vì đã có người nhìn thấy khi lều cháy thì 2 người chạy ra. Nếu không nhận thì sẽ ra CA và người đó sẽ ra làm chứng. Chúng tôi sẽ bắt bồi thường. Anh chủ trại đó sợ quá đành nhận, nhưng nói là qua chơi không thầy ai coi trại , ngồi chơi nghịch lửa và sơ ý làm cháy lều.
        Bó tay.
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      2. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "vanhoai" về bài viết có ích này:

        dongphuong (20-10-09),Hiền Lành Béo Tốt (20-02-10),HONGKYCHUNG (12-08-13),kun quang (24-03-17),tintin90 (13-07-13)

      3. #62
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        159
        Cảm ơn
        37
        Được cảm ơn: 757 lần
        trong 147 bài viết

        Default Phép kiểm soát

        Hôm nay chúng ta nghiên cứu PHÉP KIỂM SOÁT.
        PHÉP KIỂM SOÁT LÀ GÌ?
        Là dùng quẻ Dịch qua công thức Hữu Thường (tính toán bằng năm, tháng, ngày, giờ) để kiểm soát mọi biến động của Sự Lý diễn ra ở HIỆN TẠI, nói cách khác là xem sự việc diễn ra có hợp với ý nghĩa của quẻ Dịch hay không?
        Với PHÉP KIỂM SOÁT thì trong bất cứ lúc nào, mọi sự lý diễn ra ở hiện tại đều phải hợp với ý nghĩa của quẻ Dịch trong lúc đó.
        Xin mượn câu chuyện ở trên của anh VH làm mẫu.
        Khi phát hiện chòi bị cháy thì anh VH tính ra Dịch Tượng là:

        Tỷ Tụy
        Với nghĩa của Tỷ và Tụy thì anh VH không nhìn ra sự lý cháy ở chỗ nào là phải, vì anh chưa an thêm quẻ HỘ Tượng.
        Chúng ta an thêm Hộ tượng để nhìn sự lý được rõ ràng hơn khi chúng ta cần. Công thức an Hộ Tượng là lấy hào 5, hào 4, hào 3, của quẻ Chánh chồng lên hào 4, hào 3, hào 2 cũng của quẻ Chánh để chúng ta có một quẻ kép 6 hào,
        Như vậy chúng ta có 3 quẻ: Chánh - Hộ - Biến như sau:

        Tỷ Bác Tụy
        Xin nhắc lại ý nghĩa của 3 quẻ: Tỷ - Bác - Tụy
        - THỦY ĐỊA TỶ: Tư dã. CHỌN LỌC. Thân liền, gạn lọc, mật thiết, tư hữu riêng, trưởng đoàn, trưởng toán, chọn lựa, quy về một mối.Khử xàm nhiệm hiền chi tượng : Tượng bỏ nịnh dụng trung; tuyển chọn, người thân, chiết xuất
        SƠN ĐỊA BÁC : Lạc dã. TIÊU ĐIỀU. Đẽo gọt, lột cướp đi,không lợi, rụng rớt, đến rồi lại đi, tản lạc, lạt lẽo nhau, xa lìa nhau, hoang vắng, buồn thảm. Lục thân băng thán chi tượng:Tượng bà con thân thích xa lìa nhau; gạt bỏ, mất đi
        TRẠCH ĐỊA TỤY : Tu dã. TRƯNG TẬP. Nhóm hợp, biểu tình, dồn đống, quần tụ nhau lại, kéo đến, kéo thành bầy. Long vân tế hội chi tượng : Tượng rồng mây giao hội; tụ hội, gom lại
        Trong quẻ Tỷ có duy nhất 1 hào dương ở hào 5 thống trị và cũng là nơi quy tụ 5 hào âm về, là hình ảnh của 1 người trưởng nhóm thống trị và quy tụ mọi người và cũng chỉ có một trưởng nhóm trong một nhóm, nên Tỷ có nghĩa là 1, và cũng là nơi để 5 hào âm quy về một mối, như hình ảnh của nước (thủy)trên Đất (địa) thì nước tự thấm và về với lòng đất
        Tại sao ta nói 1 hào năm dương kia có sự thống trị vì nó ở chính vị là vì nó là hào dương mà ở ngôi vị thứ 5 là số lẽ là đúng vị (trường hợp hào âm ở ngôi thứ số chẵn cũng được gọi là chính vị), trong Kinh Dịch thì hào 5 là ngôi tôn cao quý nhất . Cộng thêm nó lại được đắc trung là được ở giữa hào 4 và hào 6 bao bọc che chở. Nên quẻ Tỷ là bậc Thầy trong thiên hạ là quẻ tượng trưng cho ngôi vua, ứng cho mọi việc thì là người đứng đầu, là tổ trưởng, trưởng phòng, chủ nhà, là đứng đầu, nếu nói về bộ phận thì là cái đầu .........nên trong Kinh Dịch nói về ngôi vua thì có câu là Ngôi Cửu Ngũ, (cửu là hào dương, lục là hào âm, sẽ giải thích sau) tức là hào dương ở vị trí thứ 5 trong một quẻ Dịch từ dưới đếm lên.
        Trong quẻ Bác chỉ còn 1 hào dương cuối cùng trên ngọn (hào 6) le lói yếu đuối mất hết cả gốc, dương khí đã hết ví như chiều tà hoàng hôn chỉ còn chút ánh sáng cuối chân trời, là hình ảnh âm thịnh dương suy. Âm đã chiếm lấn từ hào 1 lên đến hào 5, hình ảnh quẻ Bác trong Truyện Kiều của Nguyễn Du được khắc họa qua 2 câu thơ:
        "ở đây âm khí nặng nề,
        Bóng chiều đã ngả dặm về còn xa."

        Sơn Địa Bác: Là sự ngưng nghỉ (Cấn)trên đất (Khôn) là hình ảnh mồ mả, điêu tàn hoang phế cát bụi...........nên gọi là: " Lục thân băng thán chi tượng: Tượng bà con thân thích xa lìa nhau"
        Trong Quẻ Tụy là Trạch trên Địa dưới là hình ảnh đất ở dưới ao hồ là bùn non lắng tụ nên gọi là "Tụ dã" là nhóm hợp tập trung lại, là quần chúng quần tụ đông đảo. Trạch là miệng là lời nói (Đoài) của nhiều người (Khôn là lục đoạn là số nhiều)............
        Trên đây là sơ giải ý nghĩa của 3 quẻ Tỷ - Bác - Tụy
        Trở lại phần kiểm soát trong câu chuyện của anh VH thì Dịch nói rằng:
        Tỷ - Bác - Tụy:
        + Một (Tỷ) - sự tàn lụi (Bác)của - đàn (Tụy) ong
        + Một ông lính chỉ huy - buồn bả - ngồi một đống
        + Một (Tỷ) đàn (Tụy) ong thành tro tàn (Bác)
        Như vậy anh VH lưu ý trong chuyện này Dịch không nói đến sự cháy nên không có tượng hỏa gì hết mà Dịch nói đến sự điêu tàn sau sự cháy thôi.
        Như vậy với PHÉP KIỂM SOÁT ta đã thấy Dịch nói rõ với những gì hiện ra trước mặt
        PHÉP KIỂM SOÁT là nét rất đặc biệt, và với phương pháp này chúng ta sẽ phát hiện ra nhiều ý nghĩa mới từ một cái lý trong mỗi quẻ Dịch trong đời sống ngày nay. Từ đó ta sẽ cảm nhận sự thâm sâu huyền diệu của Dịch Lý.
        Còn phần dự đoán sự lý để tìm ra thủ phạm thì chúng ta thưởng anh VH một tràng pháo tay thật kêu nha các bạn.
        Thân áI
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 8 Hội viên đã cảm ơn đến "thanhtu" về bài viết có ích này:

        dongphuong (21-10-09),Hiền Lành Béo Tốt (20-02-10),hoangminh (24-11-09),HONGKYCHUNG (12-08-13),kun quang (24-03-17),thaihoa (15-11-09),tom (21-10-09),vanhoai (21-10-09)

      5. #63
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        69
        Cảm ơn
        77
        Được cảm ơn: 50 lần
        trong 25 bài viết

        Default

        Mời các bạn nghiên cứu quẻ sau:

        Bình minh tỏa sáng đã nói
        03/09/2009 lúc 10:23 chiều

        Sáng ngày ra ngủ dậy, vợ ta dạy trước đánh răng rửa mặt xong rồi vào nói với ta, hôm nay đòi đánh Lô 26 , 70 đi.
        Ta hỏi vu vơ, tại sao lại đánh 2 số đó?
        Vợ ta trả lời không biết tại sao, ta liền xem dịch tượng được =>=>
        Bí – giải – Di chẳng ăn nhập chi với mấy số đó ta không nghĩ ngợi và ra xem tivi.
        Chuẩn bị đi làm, vợ ta lấy vòng đeo cổ bằng vàng ra đeo mà lâu lắm tự nhiên mới lôi ra và bảo ta hộ cho chắc chắn. ta chợt nhìn đồng hồ vẫn Bí – giải – Di
        Trí tri của ta liền hoạt động, ta tự hỏi hôm nay đánh số đó được chưa?
        Sự lý đó làm ta biến thông như sau: Vàng đeo cổ (Bí) – Lôi ra (Giải) – đeo vòng vào cổ (Di)
        ta lại biến thông được: Vòng đeo cổ (Bí) – Tháo ra (Giải) – Cất trong tủ (Di)
        Lần 1 ta Biến thông được Thì thấy cái lý của 26 nằm trong luật Bí – Giải – Di Hoàn toàn Tương quan tương hợp tất phải tương ứng trong ngày nên ta Phán ngay, hôm nay đánh được 26. Tối về quả nhiên có 26 sổ lồng
        Lần 2 ta Biến Thông thì thấy lý của số 70 nằm trong luật Bí – Giải – Di Nhưng phải chờ đến khi nào Vòng đeo cổ tháo ra cất tủ thì lúc đó 70 mới xổ lồng! quả nhiên 70 không có vào hôm đó nên phải chờ đến khi nào sự việc trên xảy ra thì mới tương ứng được.
        Ta quả quyết vậy đó
        các bạn tham khảo tại: http://kimcokynhan.wordpress.com/2008/07/23/vietdich/
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #64
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default

        Tôn chỉ của website là không nói đến: Chính trị, Tôn giáo, Cờ bạc,...
        Nhưng vì đã đưa lên, nên cũng luận chơi.
        Theo ý của bạn Bình Minh là số 26 lấy quẻ là =>> Khốn - Tụy tức là tụ lại đợi thời hợp với thời gian của Bí - Di . còn số 70 là Bác - Di tức là cất đi thì không hợp với thời gian đó.
        Theo tôi, luận theo Bí - Di là phải theo số lượng hoặc cân lượng của số vòng vàng mang ra đó thì mới thuận theo lý của Bí - Di được
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      7. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vanhoai" về bài viết có ích này:

        dongphuong (23-10-09)

      8. #65
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        159
        Cảm ơn
        37
        Được cảm ơn: 757 lần
        trong 147 bài viết

        Default Câu Chuyện Thứ 3 - Tỉnh - Thăng (xe chết máy)

        Một ngày tôi đi về miền quê xa (100km) bằng xe máy, đi được nửa đoạn đường bỗng xe chết máy dù mới đổ xăng xong được 15 phút, tôi vốn không biết về máy móc xe cộ, nhưng muốn biết nó bị hư gì trước khi dẫn vào tiệm, để chỉ mấy chú sửa xe sửa cho lẹ, khỏi kiểm tra từng thứ mất thời gian, Dịch Tượng lý bấy giờ là Tĩnh - Thăng.

        Tĩnh Thăng
        Trầm lặng Tiến Thủ
        Xin nhắn lại ý nghĩa mỗi Tượng:
        - THỦY PHONG TĨNH: Tịnh dã.TRẦM LẶNG. Ở chỗ nào cứ ở yên chỗ đó, xuống sâu, vực thẳm có nước, dưới sâu, cái giếng. Kiền Khôn sất phối chi tượng:Tượng Trời Đất phối hợp lại; im lặng, bất động, bình an, ổn định
        - ĐỊA PHONG THĂNG : Tiến dã. TIẾN THỦ. Thăng tiến, trực chỉ, tiến mau, bay lên, vọt tới trước, bay lên không trung, thăng chức, thăng hà . Phù giao trực thượng chi tượng : Tượng chòi đạp để ngoi lên trên
        - Tắt máy (Tĩnh) khi đang chạy (Thăng)
        - Xe bị hư gì?
        + Tĩnh là giếng nước, ở trường hợp này thì phải là xăng
        + Thăng là bay mất, vậy là hết xăng, mất xăng

        - Suy lý: xăng mới đổ đầy bình không thể xảy ra hết, nên là mất xăng do trường hợp khác.
        - Từ ý nghĩa tượng Dịch trên tôi biết xe hư là do xăng chứ không phải do mất lửa.
        - Để biết thêm chi tiết sự lý đang diễn ta thì ta xét đến tượng đơn và hào động.
        - Ở đây động tượng Khảm biến qua tượng Khôn
        + Khảm là hãm dã là bị nghẹt do cặn bả đất cát là Khôn.
        Suy ra là do ống dẫn nghẹt vì cặn.

        - Khi dẫn vào tiệm thì anh thợ kiểm tra quả nhiên là mất xăng do bị nghẹt ống dẫn.
        Cách xử lý tạm thời của anh thợ
        - Sau đó anh ta mở nắp bình xăng lớn và dùng vòi bơm thổi ngược từ ống dẫn để đẩy cặn bay ra nhằm thông đường ống.
        - Đưa vòi vô ống thổi (Thăng) thì xăng (Tĩnh) bay tung tóe lên (Thăng)
        - Làm xe từ đang chết máy (Tĩnh) chuyển qua nổ máy chạy (Thăng)
        Bình Luận:
        Cái hay của Dịch Tượng: Biến dịch ý nghĩa theo từng phạm vi sự lý.
        + Tĩnh: Chết máy, Xăng, nghẹt.
        + Thăng: Chạy, mất, thổi, tung tóe lên.
        sự việc xảy ra tất cả đều là Tĩnh - Thăng
        - Xe hư => Tĩnh - Thăng
        - Sửa xe => Tĩnh - Thăng
        - Xe chạy => Tĩnh - Thăng
        Dịch tượng biến hóa thay đổi ý nghĩa ví như sự biến hóa của bất kỳ một sự lý nào vậy.
        - Ví dụ như "Nước"
        + Nước nuôi sống ta (uống nước)
        + Nước làm ta chết (chết đuối)
        + Nước làm ta sạch (tắm rửa)
        + Nước làm ta dơ (bùn sình, dơ bẩn)
        + Nước Làm ta lạnh (đi mưa quá lâu)
        + Nước làm ta nóng (bỏng nước sôi)
        + Nước làm ta mát (tắm....)
        + Nước ở trong ta (nước tiểu, nước bọt....)
        + Nước ở ngoài ta (bơi lội, nước thiên nhiên)
        + Nước làm ta chìm (bơi lội)
        + Nước làm ta nổi (đứng trên băng)
        ..................................
        Như vậy tùy từng Thời Điểm là mỗi mỗi đều có ý nghĩa và giá trị khác nhau như Mỗi Dịch Tượng vậy.
        Các bạn cho thêm ý nhé.
        TT
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. Có 9 Hội viên đã cảm ơn đến "thanhtu" về bài viết có ích này:

        AnhNgoc (31-10-09),dongphuong (31-10-09),Hiền Lành Béo Tốt (20-02-10),hoangminh (24-11-09),nguoikhonghoc (31-10-09),thaihoa (15-11-09),tintin90 (13-07-13),tom (31-10-09),vanhoai (01-11-09)

      10. #66
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        359
        Cảm ơn
        39
        Được cảm ơn: 173 lần
        trong 106 bài viết

        Default

        tthuy đã nói
        02/08/2009 lúc 2:36 chiều

        Mong rằng 1 vài vị đang lớn tiếng bàn “đồng nhi dị”, “dị nhi đồng” hãy chỉ ra điều này trong câu hỏi sau cho tôi mở rộng, xem kiến thức quí vị rao giảng 1 cách “thâm sâu” kia là 1 mớ bòng bong từ PQS, CTN hoặc phân hội DLVN có giá trị gì:

        Câu hỏi: ai trong nhóm người sau đây đã không đi Ninh Thuận ngày 31/7/2009
        1/ Vũ
        2/ Nghĩa
        3/ Tuấn
        4/ Cảnh
        5/ Minh
        6/ Thọ
        dựa vào quẻ hôm nay đặt câu hỏi (ngày 02/8/2009 DL, 14:35) hoặc quẻ gì của quí vị cũng được

        http://kimcokynhan.wordpress.com/2008/07/23/vietdich/
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. #67
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default

        Theo tôi, nếu thách đố thì không bàn.
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      12. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vanhoai" về bài viết có ích này:

        tom (01-11-09)

      13. #68
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default Bĩ - tụng

        Cảm ơn anh Thanh Từ về những bài viết chất lượng.
        Mời các bạn và anh Thanh Từ nghiên cứu tiếp tình huống sau:
        Tôi có nhiều học trò ngày nay đã thành danh, trong đó có một người (tạm gọi là A) mời tôi chiều qua đến dự tiệc mừng 1 năm thành lập CTy của anh ta. Cũng trong số học trò này lại có anh B là người phản thầy (theo suy nghĩ của tôi), hiện là "đối thủ cạnh tranh" với tôi. Trước đây (10 năm trước) tôi có lời nguyền:" nơi nào có B , nơi đó không có tôi" (bây giờ học dịch thì có suy nghĩ khác rồi). Khổ nỗi A và B lại chơi thân với nhau.
        Đặt tình huống nếu gặp B thì sẽ xử lý thế nào. Xem quẻ được Bĩ - Tụng. Giờ vào dự tiệc Đồng nhân - Ly.
        Sau khi luận quẻ, tôi cứ vô tư mà tham dự.
        Mời các bạn.
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      14. #69
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        159
        Cảm ơn
        37
        Được cảm ơn: 757 lần
        trong 147 bài viết

        Default Phương pháp luận đoán tên: Thuần Chấn - Phục

        [QUOTE=nguoikhonghoc;4227]tthuy đã nói
        02/08/2009 lúc 2:36 chiều

        Mong rằng 1 vài vị đang lớn tiếng bàn “đồng nhi dị”, “dị nhi đồng” hãy chỉ ra điều này trong câu hỏi sau cho tôi mở rộng, xem kiến thức quí vị rao giảng 1 cách “thâm sâu” kia là 1 mớ bòng bong từ PQS, CTN hoặc phân hội DLVN có giá trị gì:

        Câu hỏi: ai trong nhóm người sau đây đã không đi Ninh Thuận ngày 31/7/2009
        1/ Vũ
        2/ Nghĩa
        3/ Tuấn
        4/ Cảnh
        5/ Minh
        6/ Thọ
        dựa vào quẻ hôm nay đặt câu hỏi (ngày 02/8/2009 DL, 14:35) hoặc quẻ gì của quí vị cũng được

        Xin mượn câu chuyện của Nguoikhonghoc copi từ http://kimcokynhan.wordpress.com/2008/07/23/vietdich/

        Với tư tưởng Chúng Ta cùng nhau học, cùng nhau trao đổi để cùng nhau tìm ra "phương pháp luận" để cùng nhau tiến bộ. Chúng ta xin miễn bàn với người đưa ra câu chuyện có cố tình trả lời sai hay đúng sự thật.
        Với Tư Tưởng của Dịch Học là "phương pháp luận" mới là cái quí.
        - Nói đúng kết quả mà luận không hợp lý là coi như may mắn "ăn hên"
        - Luận hợp lý mà sai kết quả thì cần phải tìm cho ra cách luận hợp lý hơn, chính lý hơn. Vì luận hợp lý chính lý thì không bao giờ sai.
        Riêng tôi thấy đây là một dạng câu hỏi đặt biệt rất hay và sự lý của vấn đề cũng thường xảy ra trong cuộc sống đời thường. Với tinh thần "cầu tiến và không giấu dốt" , tôi xin trình bày cách luận như sau:
        Với ngày giờ trên là ngày 02/8/2009 DL, 14:35. Tính ra được Dịch Tượng là Thuần Chấn - Phục.

        Thuần Chấn Phục

        Với câu hỏi: ai trong nhóm người sau đây đã không đi Ninh Thuận
        Với phương pháp luận "Đồng lấy dị mà luận"
        - Phương pháp "chiết tính tình ý" câu hỏi:
        "Câu hỏi: ai trong nhóm người sau đây đã không đi Ninh Thuận"
        - Câu hỏi nhấn mạnh đến từ "đi" đồng, hợp với quẻ Thuần Chấn: là động, đi......
        - Như vậy ta lấy quẻ Phục để trả lời. Mà phục là: "Sơn ngoại thanh sơn chi tượng: Tượng ngoài núi còn núi nữa" => là người bên ngoài
        => Suy lý: mà người bên ngoài thì có số 1/ Vũ và 6/ Thọ.
        Dịch lại nói tiếp Phục mà mang tính chất Thuần Chấn là động bung ra ...hợp với nghĩa của chữ Vũ: là mưa, là động, tỏa ra, bung ra......
        => Vậy người mang tên Vũ không đi Ninh Thuận.
        Phương pháp Câu biến thông :"Nếu - Thì"
        - Nếu Thuần Chấn thì Phục: Nếu động thì về
        Mà trong các tên trên thì là mang tính động nên về không đi.
        Xin các bạn cho thêm ý hoặc phương pháp luận mới mẻ hơn.
        Câu chuyện này tôi không quan tâm đến người đưa ra kết quả như thế nào? chỉ mong bạn nào có cách luận khác hợp lý, chính lý hơn đối với Tượng Thuần Chấn - Phục.
        TT

        Nhân dịp tôi xin có một câu chuyện tương tự trên, mời các bạn đưa ra phương pháp luận chính lý, để cùng nhau học:
        ☯ Em có 4 người đang quen, tên có chữ cái đầu là: t, c, p, h. Thầy xem dùm người em thích nhất là người nào ? Với Dịch Tượng là:
        Nhu - Tỉnh.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "thanhtu" về bài viết có ích này:

        dongphuong (04-11-09),nguoikhonghoc (04-11-09),thaihoa (15-11-09),vanhoai (04-11-09)

      16. #70
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        359
        Cảm ơn
        39
        Được cảm ơn: 173 lần
        trong 106 bài viết

        Default

        Cảm ơn Bác Thanhtu câu trả lời rất hay,
        Xin Luận giải bài tập trên
        Nhu là tương hội, ăn uống, chờ thời,....
        Tỉnh là trầm lặng, lắng xuống, sâu kín, cái giếng,...
        Với câu hỏi: Người em thích nhất người nào? t,c,p,h
        nếu xét theo đầu chữ cái chỉ có chữ p là hợp với tỉnh nhất vì có vạch kéo xuống
        vậy: người em kia chờ đợi ( Nhu ) anh P ( Tỉnh ) để gặp mặt xin cưới ( Nhu ) có ăn uống
        Nếu tình lý trên có thật tôi nghĩ P sẽ cưới người em kia!
        xin cho ý kiến
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 7/59 đầuđầu ... 567891757 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Tài liệu Dịch Lý Học Đại Cương
        By admin in forum Tủ sách Huyền Không Lý Số
        Trả lời: 31
        Bài mới: 04-04-17, 22:35
      2. Dịch lý học đại cương
        By virgoo in forum Dịch số
        Trả lời: 67
        Bài mới: 29-10-15, 00:37
      3. Ứng dụng quẻ hình quẻ Dịch trong Phong thủy
        By Hiền Lành Béo Tốt in forum Dịch số
        Trả lời: 8
        Bài mới: 11-06-12, 15:33
      4. Xem giúp Dụng thần
        By quocnam in forum Nhờ xem Tử Bình
        Trả lời: 12
        Bài mới: 06-12-09, 12:46

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •