Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 19

    Ðề tài: Âm trạch

      Hybrid View

      1. #1
        tom's Avatar
        tom is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        1,028
        Cảm ơn
        2,302
        Được cảm ơn: 1,233 lần
        trong 684 bài viết

        Default

        Hi chị htruongdinh
        chị có thể nói thêm về nghề viết gia phả các dòng họ là việc tư hay việc làm của các nhà sử gia ,chị có phải là sử gia không? hì hì .chắc chị giỏi về Hoa ngữ
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "tom" về bài viết có ích này:

        hoang.chuhuy (17-12-09)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi tom Xem bài gởi
        Hi chị htruongdinh
        chị có thể nói thêm về nghề viết gia phả các dòng họ là việc tư hay việc làm của các nhà sử gia ,chị có phải là sử gia không? hì hì .chắc chị giỏi về Hoa ngữ
        Chào tom, từ xưa các dòng họ VN đã lập và lưu truyền các bộ gia phả của dòng họ mình. Người lập phả thường là người giỏi chữ và có vị trí trong họ. Nước có Sử, Nhà có Phả là vậy. Có những điều thật trong Sử không viết thì trong Phả có ghi lại. Qua thời gian và chiến tranh, nhiều dòng họ bị mất gia phả hoặc những người con lưu lạc xa xứ bị mất gốc gác. Hiện nay nhu cầu dựng lại Phả ngày càng lớn nên cần những người viết phả dòng họ. Việc làm này do những người yêu thích và nghiên cứu gia phả tham gia thực hiện.

        Khi lập phả, HTD thấy rằng vai trò của mồ mả ảnh hưởng rất nhiều với sự phát triển dòng họ. Có những họ ngày cảng đông con cháu, có những họ ngày càng lụi tàn. Xu hướng ngày nay đất chật người đông nên người ta thực hiện hỏa táng rất nhiều. Nếu hỏa táng thì không còn gì để nói, lúc đó con cháu phát hay không thì tùy phước đức bản thân. Nếu thổ táng thì việc ảnh hưởng rất lớn. Qua các gia phả mà HTD thực hiện thì nhiều "ông lớn" bây giờ có những ngôi mộ Tổ kết phát rất đẹp. Ngoài ra do chiến tranh loạn lạc ly tán, có những người thất lạc mồ mả hay là cha ông chết nơi nào không tìm thấy được. Có những người có phúc phận được Thiên táng nên con cháu được phát đạt sau này.
        thay đổi nội dung bởi: htruongdinh, 08-09-09 lúc 09:55
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        cuongbao (10-09-09),Hoa Tử Vi (03-01-10),hoang.chuhuy (17-12-09),macchulan (08-09-09),SONQB58 (25-04-18),tom (08-09-09)

      5. #3
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        Hoa trung hữu đột

        Theo phái Loan đầu, Hoa trung hữu đột là cách cục ngôi gò cao ở giữa, xung quanh là đồng ruộng. Mộ táng trên gò này được cách tốt, nhưng còn phải kết hợp hướng mộ.

        Nghiệm chứng của một dòng họ : ông Tổ không rõ gốc từ Trung hay Bắc vào đất Gò Công khoảng đầu thế kỷ XIX. Đất đai lúc ấy còn hoang vu, sông rạch, rừng ngập mặn chằng chịt um tùm, nhiều lam chướng thú dữ. Một hôm ông cùng nhiều người vào rừng xóm Tựu – Gia Thuận để đốn củi. Đến giờ ra về tới bìa rừng, ông sực nhớ để quên cái rìu (có người nói là rựa, búa) tại chỗ đốn củi. Ông quay lại để lấy, nhiều người ngăn cản (bởi việc đốn củi đã làm động rừng, cọp dữ sẽ tới rình rập sau khi thấy vắng người), ông không nghe, vì vậy khi ông vào tới nơi thì bị cọp dữ vồ chết. Nhóm người đốn củi, chờ lâu, không thấy ông trở ra, cùng trở vào, đến nơi thì cảnh tượng hãi hùng bày ra : Ông đã chết, mình mẩy máu tươi ràng rụa, cái đầu bị cọp tha đi mất ! Vừa kinh hoàng vừa đau xót, họ cấp tốc mang thi thể ông ra bìa rừng, vội đào huyệt chôn thật sâu đắp mô cao, cài phủ cây rừng chắc chắn (chống cọp dữ kia hăng máu theo mồi có thể moi thây). Ngôi mộ đất, cách bờ biển khoảng 5 km ở xóm Chủ ngày nay.

        Sau khi ông qua đời, vợ ông đã gởi đứa con trai duy nhất lại cho chòm xóm, trở ngược về quê qua ngã Vũng Tàu, lâu ngày không thấy trở vào - gặp gì chăng hay đã chết trên đường về quê, trở vào Nam với con(?) - biệt vô tăm tích từ đó. Bà con xóm Dinh, xóm Thích đùm bọc, cưu mang đứa trẻ cho đến ngày khôn lớn. Người con trai mồ côi khôn lớn lập gia đình và có nhiều con cháu. Ông được xem là ông Tổ đời thứ hai. Từ đời thứ hai sang đời thứ ba, thứ tư, thứ năm, con cháu đều làm tá điền, rất nghèo khổ, nhưng thật thà trung hậu, hay giúp người hoạn nạn.

        Trước đây ngôi mộ thấp nằm ở bìa rừng hoang vu, nhưng hàng năm con cháu đều đến viếng mộ Tổ. Vì dòng họ nghèo nên không có khả năng xây mộ, mỗi người con cháu khi đến đều mang một cục đất để bồi đắp mộ cho cao dày. Qua 200 năm, những cánh rừng trước đây đã trở thành đồng ruộng tươi tốt. Ngôi mộ ông Tổ nhờ công sức bồi đắp của con cháu nên đã trở thành một gò cao vút nằm giữa đồng ruộng bao la. Đến đời thứ sáu thì dòng trưởng bắt đầu phát. Một người cháu đời thứ bảy làm đến Phó Chủ tịch Nhà Nước VN, có lẽ do mộ mất đầu nên không thể phát lên hơn chức vị Phó được.
        thay đổi nội dung bởi: htruongdinh, 13-09-09 lúc 22:48
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        cưu an (23-09-09),Hoa Tử Vi (03-01-10),hoang.chuhuy (17-12-09),macchulan (05-10-09),mommom (04-07-10),SONQB58 (25-04-18)

      Đề tài tương tự

      1. Tuyển trạch cầu chân.
        By AnhNgoc in forum Trạch cát
        Trả lời: 118
        Bài mới: 13-08-15, 00:19
      2. Dịch - Định - Tâm - Trạch
        By admin in forum Về chúng tôi
        Trả lời: 4
        Bài mới: 17-08-11, 22:16
      3. Nhờ xem ngày giờ nhập trạch
        By lehien28 in forum Nhờ xem ngày giờ
        Trả lời: 4
        Bài mới: 25-09-09, 11:48

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •