Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 24/73 đầuđầu ... 14222324252634 ... cuốicuối
    kết quả từ 231 tới 240 trên 730
      1. #231
        Tham gia ngày
        Feb 2013
        Bài gửi
        8
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 3 lần
        trong 2 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi TuHepLuong Xem bài gởi
        Đúng vậy. Cái nhà tróng trơn, dựa theo bản vẻ mà định tâm = hình học chỉ đúng đươc bước đầu, khi thêm 1 cái tủ, cái giưởng... thì tâm nhà sẻ bi thay đổi theo công thức "center of mass" (trọng tâm). Xin lưu ý rằng công thức center of mass dựa trên giả sử là những hợp chất tạo thành vật thể đó có tỷ trọng giống nhau.

        [IMG]https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b3/Bird_toy_showing_center_of_gravity.jpg/220px-Bird_toy_showing_center_of_gravity.jpg[/IMG]
        Tiểu đệ mới chỉ là nhập môn, đọc các ý kiến trong thread này, có một số thắc mắc muốn hỏi:

        Nếu định tâm nhà cho phân cung mà dựa trên nguyên tắc center of mass thì đối với các trường hợp sau cho 1 nhà: (1) nhà trống trơn (chưa có đồ đạc), (2) nhà đã kê đồ đạc và (3) khi mua thêm đồ đạc trong nhà hoặc di chuyển vị trí để đồ đạc trong nhà thì tâm nhà của 3 trường hợp trên sẽ khác nhau.

        Việc này sẽ ảnh hưởng đến việc phân cung và như vậy, mỗi lần thay đổi hoặc sắp xếp lại đồ đạc trong nhà thì lại phải phân cung và bố trí phong thuỷ lại?. Như vậy có đúng không?
        thay đổi nội dung bởi: digifellow, 12-07-13 lúc 12:48
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #232
        Tham gia ngày
        Jul 2013
        Bài gửi
        78
        Cảm ơn
        18
        Được cảm ơn: 17 lần
        trong 13 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi digifellow Xem bài gởi
        Tiểu đệ mới chỉ là nhập môn, đọc các ý kiến trong thread này, có một số thắc mắc muốn hỏi:

        Nếu định tâm nhà cho phân cung mà dựa trên nguyên tắc center of mass thì đối với các trường hợp sau cho 1 nhà: (1) nhà trống trơn (chưa có đồ đạc), (2) nhà đã kê đồ đạc và (3) khi mua thêm đồ đạc trong nhà hoặc di chuyển vị trí để đồ đạc trong nhà thì tâm nhà của 3 trường hợp trên sẽ khác nhau.

        Việc này sẽ ảnh hưởng đến việc phân cung và như vậy, mỗi lần thay đổi hoặc sắp xếp lại đồ đạc trong nhà thì lại phải phân cung và bố trí phong thuỷ lại?. Như vậy có đúng không?
        Nếu quan niệm cách định tâm như vậy thì tất nhiên mỗi lần xê dich đồ vật trong nhà sẽ phải xác định lại tâm nhà . Điều phức tạp là ở chỗ sẽ phải xét lại vị trí cổng và cửa chính vào ngôi nhà đó . Tất nhiên chẳng thể cứ mấy tháng sắm thêm một món đồ lại phải mở lại cổng và cửa .
        Do vậy yếu tố tăng giảm thêm đồ vật trong nhà chỉ là một tác động nhỏ không quá phải quan tâm đến việc thay đổi tâm nhà . Khi có thêm đồ đạc chúng ta chỉ cần bố trí làm sao cho gọn ,tiện và đẹp mắt là được . Chính việc bài trí hợp lý đồ vật trong nhà đã làm âm dương cân bằng rồi đó .
        Còn việc định tâm như thế nào mới đúng thì chưa đến hồi kết .... bạn nhẫn nại chờ nhé !
        Thân ái !
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "chimcong" về bài viết có ích này:

        thienphuckiti (12-07-13)

      4. #233
        Tham gia ngày
        May 2013
        Bài gửi
        413
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 244 lần
        trong 150 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Thaison Xem bài gởi
        Trong giờ giải lao luyện chưởng em xin tặng các bác bài thơ để thư giãn.

        HUYỀN KHÔNG ĐẠI CÁO

        Từng nghe !
        Việc bút sách vốn ở sỹ nhân
        Đạo Thủy phong trước lo tìm đất
        Như nước Đại Việt ta từ trước
        Vốn xưng nền Địa lý đã lâu
        Cao Biền bắc quốc dương danh
        Tả Ao Nam phương hiển thánh

        Từ Đinh, Lý, Trần, Lê muôn đời dựng xây nền Hà, Lạc
        Cùng Hán, Đường, Tống, Thanh vạn thuở truyền lưu phép Hậu, Tiên
        Tuy học thuật từng lúc khác nhau
        Song chân sư thời nào cũng có
        Sử kia lưu lại
        Sách cũ còn ghi!

        Thế mà:
        Đồ thuyết, man thư, Phong kia đâu ùn ùn kéo lại
        Tam sao, dị bản, Thủy nọ thấy ào ạt tuồn sang
        Chốn chốn tỏa mù mây, phép âm dương tỏ mờ huyễn hoặc
        Nơi nơi giăng lưới ảo, đạo ngũ hành sớm tổi chông chênh.

        To be continue…


        Then tạo hóa nhuốm màu khuyết lệch
        Chốt càn khôn đượm sắc u minh.

        Thế nhưng trời đất hiển linh!
        Web Huyenkhonglyso mở ra, nhân tài tụ, khơi dòng minh triết
        Cửa dịch, định, tâm, trạch xuất hiện, thánh nhân vào, rọi bóng tùng lâm.
        Vừa rồi:
        Lạc Việt bỗng vào (thăm)!
        Huyền không chợt tiếp (đón)!

        Người nói đích truyền nhân của Dương, Sái, Triệu, Chương
        Kẻ bảo thực cao đồ của Long, Tiên, Lạc Việt
        Đài Thủy Phong lại phen náo nhiệt
        Cuộc vuông, tròn phút chốc phân tranh
        Ấy tựa ngư ông cưỡi sóng, quyết chém Kình, Ngạc miền Nam Hải (he he...)
        Đây giống cá Hồi vượt suối, phải tìm về đẻ trứng chốn cao sơn.(hi hi...)
        Bút bút phiêu phiêu ...
        Văn văn tỏa tỏa...

        Than ôi!
        Web lý số mực chẩy tràn trề
        Vườn Huyền không chữ tuôn đầy đất !

        Tobe continue…
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "Thaison" về bài viết có ích này:

        anhtrong (06-05-14),bmwcz1 (12-07-13),hoabinh (12-07-13),kolname (12-07-13)

      6. #234
        Tham gia ngày
        May 2013
        Bài gửi
        413
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 244 lần
        trong 150 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi HVQ Xem bài gởi
        Cụ làm luôn bài HUYỀN KHÔNG LÝ SỐ ĐẠI CÁO cho nó hoành tráng…
        Ấy chít ! em chỉ bạo gan chen vao góp vui cho thêm phần dí dỏm, chứ đâu dám...cụ HVQ đức cao vọng trong, xin Cụ cho diễn đàn đôi dòng châu phê...hihihihi...
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #235
        1268's Avatar
        1268 is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        2,356
        Cảm ơn
        134
        Được cảm ơn: 2,060 lần
        trong 984 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi chimcong Xem bài gởi
        Nếu quan niệm cách định tâm như vậy thì tất nhiên mỗi lần xê dich đồ vật trong nhà sẽ phải xác định lại tâm nhà . Điều phức tạp là ở chỗ sẽ phải xét lại vị trí cổng và cửa chính vào ngôi nhà đó . Tất nhiên chẳng thể cứ mấy tháng sắm thêm một món đồ lại phải mở lại cổng và cửa .
        Do vậy yếu tố tăng giảm thêm đồ vật trong nhà chỉ là một tác động nhỏ không quá phải quan tâm đến việc thay đổi tâm nhà . Khi có thêm đồ đạc chúng ta chỉ cần bố trí làm sao cho gọn ,tiện và đẹp mắt là được . Chính việc bài trí hợp lý đồ vật trong nhà đã làm âm dương cân bằng rồi đó .
        Còn việc định tâm như thế nào mới đúng thì chưa đến hồi kết .... bạn nhẫn nại chờ nhé !
        Thân ái !
        Thế nên mới cần phải đưa lý thuyết vào thực nghiệm, người nào có thực nghiệm sẽ biết điểm cân bằng âm dương có dùng để lập cực để bố trí phong thủy được không ?

        Thân.
        “Những gì bạn làm hôm nay có thể cải thiện tương lai”.

      8. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "1268" về bài viết có ích này:

        hoabinh (12-07-13),oaingoc (12-07-13),xích_quỷ_nhân (12-07-13)

      9. #236
        Tham gia ngày
        Jul 2013
        Bài gửi
        46
        Cảm ơn
        72
        Được cảm ơn: 10 lần
        trong 9 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Thaison Xem bài gởi
        Trong giờ giải lao luyện chưởng em xin tặng các bác bài thơ để thư giãn.

        HUYỀN KHÔNG ĐẠI CÁO

        Từng nghe !
        Việc bút sách vốn ở sỹ nhân
        Đạo Thủy phong trước lo tìm đất
        Như nước Đại Việt ta từ trước
        Vốn xưng nền Địa lý đã lâu
        Cao Biền bắc quốc dương danh
        Tả Ao Nam phương hiển thánh

        Từ Đinh, Lý, Trần, Lê muôn đời dựng xây nền Hà, Lạc
        Cùng Hán, Đường, Tống, Thanh vạn thuở truyền lưu phép Hậu, Tiên
        Tuy học thuật từng lúc khác nhau
        Song chân sư thời nào cũng có
        Sử kia lưu lại
        Sách cũ còn ghi!

        Thế mà:
        Đồ thuyết, man thư, Phong kia đâu ùn ùn kéo lại
        Tam sao, dị bản, Thủy nọ thấy ào ạt tuồn sang
        Chốn chốn tỏa mù mây, phép âm dương tỏ mờ huyễn hoặc
        Nơi nơi giăng lưới ảo, đạo ngũ hành sớm tổi chông chênh.

        To be continue…



        THAI SON oi... La THAI SON oi...
        Sư huynh có lam lan ko đó ?
        Dep cai trò tre con đo di.../
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #237
        Tham gia ngày
        Oct 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        386
        Cảm ơn
        655
        Được cảm ơn: 171 lần
        trong 117 bài viết

        Default

        Có lẽ chủ đề về định tâm nhà trong phong thủy do bạn hoangtrieuhai đưa ra mọi người cũng đã bàn nhiều và chưa đến hồi ngã ngũ. Kolname xin phép các bậc Tiền bối tóm tắt nội dung của bài trao đổi học thuật đầu tiên của đại diện PTLV. ( Đúng sai ra sao có lẽ các bậc Tiền bối đều đã biết cả rồi) Xin tóm tắt lại để mọi người cùng có một cái nhìn tổng quan hơn nữa về PTLV.

        TRƯỚC TIÊN, BẠN HOANGTRIEUHAI ĐẠI DIỆN CỦA PTLV VIẾT:


        Người thầy đầu tiên của hth là một thầy HK theo HK truyền thống, là người khai sáng cho HTH về Huyền Không học. Cụ T đã gần 80 tuổi và tất nhiên, Cụ luôn đề cao HK như một lý thuyết bao trùm bộ môn Địa lý Phong Thủy, bác bỏ lý thuyết của Bát trạch và Dương trạch. Sau thời gian khá dài theo học Cụ, hth bất đầu tư vấn và qua trải nghiệm mới bắt đầu tìm thấy nhiều câu hỏi mà ko thể hỏi Cụ. Cơ duyên với PTLV bắt đầu từ đó….

        HTH bắt đầu đưa ra sự hiệu chỉnh của HKLV so với HK truyền thống, toàn kiến thức sơ đẳng của những người mới nghiên cứu. Chúng ta bắt đầu xem xét từ kiến thức ABC vì nếu gốc rễ không đồng thuận thì kiến thức cao xa uyên thâm đem ra mổ xẻ liệu có ích gì ?
        HTH sẽ sử dụng tài liệu : Thẩm thị Huyền Không học và Trạch vân tân án của Thẩm Trúc nhưng làm cơ sở tham vấn. Có thể nó chưa thực sự được coi là đại diện cho Huyền Không nhưng tôi cho rằng ai nghiên cứu HK đều có cuốn sách này.
        1. Điểm lập cực
        a. của HK truyền thống
        Trong sách có nói “ Tìm ra trung cung là việc đầu tiên phải làm khi muốn xem phong thủy, bất kể người ta theo học thuyết của phái nào”. (trang 116).
        Tại các hình số H178 là mảnh đất hình L, : giả quyết bằng cách thì chia thành hai hình chữ nhật để tim trung cung,
        H179 +180 : thì khuyết góc hình vuông, chữ nhât: cách xử lý là vẽ thêm góc cho đủ rồi tìm trung điểm hai đường chéo.
        H181 thì nối cạnh của các đỉnh lại với nhau
        Trong cuốn Trạch vận tân án, trang 24 thì cách định tâm như sau:
        - Lấy trọng tâm lực học trong vật lý làm trung tâm
        - Bỏ phần lồi đi, rồi sau tìm trung tâm điểm
        - Thêm phần lõm cho đầy, rồi sau hãy tìm trung tâm điểm
        - Cân bằng những vị trí lồi lõm, thừa thiếu, rồi sau hãy tìm trung điểm.
        - Phức tạp hơn là không có hình dạng nhất định, mỗi vật một thái cực, thì nên chia thành vài hình khối nhỏ rồi đi tìm tâm điểm của mỗi vị trí đó.
        Cho đỡ mất thời gian, hth ko vẽ lại các hình này từ sách. Khi học HK của Cụ T, cụ có nói rằng với đất có hình thể phức tạp thì vẽ lại cuộc đất đó lên bìa rồi cắt, sau đó dùng kim để tìm tâm điểm sao cho miếng bìa đó cân bằng trên cây kim. Tuy nhiên, sau đó cũng ít gặp trường hợp này vì thông thường đất có hình dạng chữ L, Vuông, Chữ nhật, hình thang, vv và cụ áp dụng theo phương pháp như trong đã đề cập ở trên.
        b. Điểm lập cực của PTLV
        Trọng tâm của hình thể mặt bằng diện tích nhà hoặc đất trong HKLV chính là điểm tạo sự cân bằng cho đồ hình đồng dạng của nó trong không gian.

        PTLV hiệu chỉnh lại cách định tâm hay điểm lập cực bằng các phương pháp toán học hoặc đồ họa.
        Đây chính là phương pháp tìm điểm lập cực chính thức của HKLV.
        Ví dụ: nếu so sánh tâm của đất hình chữ L (H178), thì tâm của HKLV như hình vẽ
        [IMG]http://i182.photobucket.com/albums/x53/xeda111/nen2c.jpg[/IMG]

        Kết luận: Vậy sự hiệu chình của HKLV trong phần định tâm so với HK truyền thông , ĐÚNG hay SAI ?

        (phần tiếp theo là định hướng)

        -----------------------------------------------------------

        ANH NAM PHONG ĐƯA RA QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH





        Huyền không xưa khi định điểm lập cực cho một cục không hề đơn giản là chỉ lấy trọng tâm hay tính toán bằng phương pháp toán học để tìm trung tâm điểm hoặc các phép tính toán bù trừ bằng toán học. Thẩm Trúc Nhưng, Hồ Kinh Quốc, Bạch Hạc Minh đều hiểu chưa đúng về lập cực điểm do đó dạy người phép lập cực chưa đúng.

        Cục dù lớn như đại địa, dù nhỏ như một cái nhà đều có âm dương bên trong nó, có vậy mới hình thành nên sinh khí sự sống, lấy một nhà để minh họa thì nơi dương khí đi vào(tạm xem là cửa chính của nhà) và đối diện với nó là nơi âm khí tàng chứa(tọa sau của nhà). Cái nơi giao hòa âm dương chính là điểm lập cực của nhà. Nói cô âm chính là nói 4 bề vách dựng, không có đường cho dương khí đi vào, đó chỉ có thể là chốn ngục tù mà thôi. Nói độc dương chính là nói cái dù lớn dựng ngoài trời, 4 bề gió lộng, chỉ có thể là chổ trú tránh tạm thời mà thôi. Cô âm độc dương vì thế chẳng phải nơi ở của con người được. Tự ngàn xưa khi khoét vách đá làm hang động để ở, con người đã ý thức che chắn phía sau và mở rộng phía trước, đó chẳng phải là đã hiểu dịch lý âm dương mà đó là sinh tồn theo lý tự nhiên, dịch lý âm dương do đó xuất từ lý của tự nhiên.

        Huyền không xưa viết: thế nhân chỉ biết định tâm điểm rồi phân cung định trạch mà không biết rằng phân cung định trạch là để định tâm điểm.
        Sau này Tằng Hoài Ngọc khi viết Nguyên Không Pháp Giám cũng mượn lời này mà nói: người đời chỉ biết định quái rồi dùng ai tinh mà không biết ai tinh là để định quái.
        Hai câu này ý cao thâm như nhau nhưng để dùng trong 2 việc khác nhau.

        Huyền không xưa viết như thế để khuyên người học không nên cứng nhắc khi tính tâm điểm một nhà, mà phải biết xét hai khí âm dương để định mới không sai nhầm. Biết được nơi thụ khí vào nhà(dương, thường là cửa chính) và nơi đón lấy khí(âm, thường là đối diện với cửa chính) mới có thể định được điểm lập cực của nhà. Tuy nhiên trong trường hợp nhà hình vuông, chữ nhật ngay ngắn thì việc định tâm nhà theo phép lấy trọng tâm hay cách tính toán học vô hình chung trùng với phép xét âm dương nên thời nhà Thanh các học giả Phong thủy mới dạy người phép lấy điểm lập cực bằng cách tính toán trọng tâm như vậy.

        Tuy nhiên đối với những nhà có diện tích không cân đối thì việc tìm điểm lập cực theo cách trên có thể đúng và có thể sai lầm. Đơn cử như các hình bên dưới:




        [IMG][IMG]http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2013/07/11/09/16/862068823_1070441153_574_574.jpg[/IMG][/IMG]




        Huyền không xưa viết phân cung định trạch là để định tâm điểm chính là như trên, hình H1 là hình thể một nhà không vuông vắn; Hình H2 là khi cửa thụ dương khí và bc có nhà khác che kín thì điểm lập cực như vậy(vòng tròn đỏ); Hình H3 là khi cửa thụ dương khí và bc trống thóang và nhà có cửa phụ mở ra ở đó thì điểm lập cực như vậy(vòng tròn đỏ); Hình H4, H5 và H6 là khi nơi thụ dương khí mở về phía khác, các bên trống thóang thì điểm lập cực sẽ như vậy.
        Trên là tạm xem cửa chính như nơi thụ khí, trong thực tế có những trường hợp thụ khí không phải là cửa chính và hình thể nhà còn phức tạp hơn, Thanh nang quyết viết: “Lập huyệt động tĩnh trung gian cầu” là đầy đủ bí quyết này.

        Dương trạch nhà cửa là vậy, âm trạch thì xem thành môn(nơi thụ dương khí) để mà định. Hai chữ Thành môn đến nay nhiều người còn hiểu sai thì làm sao định được tâm điểm của âm trạch? đành rằng có thể dùng thập đạo tầm Thiên tâm nhưng có những cục chỉ có thể xác quyết bằng Thành môn.

        "chỉ biết định tâm điểm rồi phân cung định trạch mà không biết rằng phân cung định trạch là để định tâm điểm"
        "chỉ biết định quái rồi dùng ai tinh mà không biết ai tinh là để định quái"
        Viết lại hai câu này lần nửa để người hữu duyên có thể hiểu được ẩn ý bên trong nó.

        Hai khí âm dương giao hòa. Điểm lập cực là nơi dương tìm đến âm, âm đón nhận dương. Nhìn hình định điểm lập cực mà không đến cục xét khí âm dương thì khiên cưỡng và chỉ đúng khi hình thể nhà vuông vắn, không đúng khi hình thể nhà khác lạ và hoàn toàn sai đối với âm trạch. Xét khí âm dương để lập cực thì cùng một hình thể nhà nhưng vị trí khí xuất nhập khác nhau thì điểm lập cực sẽ khác nhau, âm trạch thì chỉ một quyết thành môn. Ngàn vạn cục thế dương trạch và âm trạch chỉ một lý này mà thôi.

        P/S:
        Nam Phong không tham gia thảo luận các vấn đề, viết bài này chỉ vì vài bạn có tham gia trong này: nên lưu tâm âm dương, không nên chú ý toán học nhiều vì toán học giả định âm dương bằng nhau hoặc triệt bỏ khí âm dương khi tính toán, thực tế âm dương không phải bằng nhau trong cục, đó chỉ là trường hợp lý tưởng mới có chuyện âm dương bằng nhau.
        thay đổi nội dung bởi: kolname, 12-07-13 lúc 17:44
        Chăn trâu đốt lửa trên đồng
        Dạ rơm thì ít, Gió đông thì nhiều.
        Mải mê đuổi một cánh diều
        Củ khoai nướng cả buổi chiều thành tro

      11. #238
        Tham gia ngày
        Oct 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        386
        Cảm ơn
        655
        Được cảm ơn: 171 lần
        trong 117 bài viết

        Default

        BẠN CHIMCONG TRÍCH DẪN PHƯƠNG PHÁP CỦA PHÁP SƯ BÙI QUỐC HÙNG:



        " Khi làm Phong thủy cho bất kỳ cuộc đất nào dù là âm hay dương trạch, chúng ta cần phải nắm rõ đâu là Thiên môn, đâu là Địa hộ của cuộc đất. Biết được hai cái cổng đó ( nạp và xả Khí ) , chúng ta mới có thể tính đến mọi chuyện khác. Bạn cứ hình dung : Thiên môn là cái miệng, Địa hộ là cái hậu môn, dường dẫn Khí là bộ đồ lòng. Khi mà ăn không được ( Khí bị bế ) thì giống như không được nạp khí vào cuộc đất - Toi. Khi mà ăn vào mà đau bụng tiêu chẩy, giống như bị thoát Khí cũng toi.Con người phải điều hòa được hai vấn đề : Ăn và thải. Không điều hòa hai cái đó chắc chắn sức khỏa sút kém. Cuộc đất cũng vậy, Khí vào Thiên môn và ra Địa hộ cũng phải cân bằng. Cái sự cân bằng đó trong Địa lý gọi là " Điểm âm - dương giao hòa ".
        Định tâm nhà chính là xác định được vạch ranh giời giữa hai Khí Âm và Dương của căn nhà.
        Có nhiều cách xác định tùy theo trình độ của người thực hiện, nhưng dù là cách nào đi chăng nữa, kết quả phải đảm bảo giống nhau từ 80% trở lên. dienbatn thử nêu ra những cách sau để xác định tâm nhà.

        1/ HẠ CÁCH : Dùng thuật toán và vẽ kỹ thuật, xác định trọng tâm hình học của một hình bất kỳ. Cái này thì tương đối đơn giản. Tuy nhiên độ chính xác không cao vì trọng tâm hình học chưa chắc đã trùng với trọng tâm lực trên cuộc đất, giống như cùng một khúc gỗ hình trụ, phía đầu bao giờ cũng nhẹ hơn phía gốc.


        2/ TRUNG CÁCH : Dùng con lặc cảm xạ xác định - Cái này bạn tham khảo tài liệu của Dư Quang Châu. Cách này độ chính xác cũng không cao vì phụ thuộc nhiều vào khả năng rung động thư giãn, gọi màu, nâng khí của người sử dụng. Tuy nhiên thông thường độ chính xác cũng đạt 80%.


        3/ THƯỢNG CÁCH : Những người tu tập Mật tông, Thiền tông, yoga khi đạt được một mức độ nào đó, có thể " Quán Khí' và nhận ra rất rõ đường đi, sắc màu , tốc độ của dòng Khí.Cách này đòi hỏi phải có quá trình tu luyện lâu năm, bền bỉ. Độ chính xác gần như tuyệt đối.


        4/ TỐI THƯỢNG CÁCH : Là phương pháp tổng hợp của cả 3 phương pháp trên, kết hợp với kinh nghiệm và kiến thức Phong thủy bao gồm các vấn đề : Hợp hình, hợp mệnh, hợp môn, hợp vị, hợp hướng , hợp thủy, hợp hỏa, hợp vận ( gọi chung bà bát hợp ). Ngoài ra phải tinh thông các thuật của Huyền môn như triệu Thần linh, Thổ địa...Ngày xưa các cụ nói : Thày Địa lý là phải : " Trên thông Thiên văn - Dưới tường Địa lý - Giữa thông muôn loài " là vậy. Khi nắm được cái chìa khóa vạn năng rồi thì cái cửa nào mở chẳng được phải không bạn.Bởi vì : " Nhất bản tán vạn thù - Vạn thù quy ư nhất bản ".


        Thân ái. dienbatn.

        --------------------------------------------------------------

        CHỐT LẠI VẤN ĐỀ ĐỊNH TÂM BẠN HOANGTRIEUHAI CHO RẰNG




        HTH cho rằng, phương pháp của bác dienbantn hay như bác NP viết, đó là phương pháp tìm Huyệt Khí, hay tìm nơi tụ khí của một cuộc đất. HTh cho là hai khái niệm này hoàn toàn
        khác hẳn nhau.
        thay đổi nội dung bởi: kolname, 12-07-13 lúc 17:33
        Chăn trâu đốt lửa trên đồng
        Dạ rơm thì ít, Gió đông thì nhiều.
        Mải mê đuổi một cánh diều
        Củ khoai nướng cả buổi chiều thành tro

      12. #239
        Tham gia ngày
        Oct 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        386
        Cảm ơn
        655
        Được cảm ơn: 171 lần
        trong 117 bài viết

        Default

        Xin phép các bậc Tiền bối. Kolname đặt vấn đề với một số bạn có mong muốn anh Nam Phong viết một bài về định tâm. Nếu các bạn hiểu được điều này thì coi như kiến thức về định tâm nhà đã OK.

        Thứ nhất: Tại sao PTLV không thừa nhận các phương pháp định tâm khác?

        Thứ hai: Điều đó nói nên sở trường và sở đoản của PTLV là gì?

        Mong mọi người dành chút thời gian cuối tuần ngâm cứu vấn đề này.
        Chăn trâu đốt lửa trên đồng
        Dạ rơm thì ít, Gió đông thì nhiều.
        Mải mê đuổi một cánh diều
        Củ khoai nướng cả buổi chiều thành tro

      13. #240
        lypm's Avatar
        lypm is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        687
        Cảm ơn
        37
        Được cảm ơn: 471 lần
        trong 297 bài viết

        Default

        Tui muốn tu mà cứ chọc phá quài, khí tức nó dồn lên ngực, ém xuống đơn điền thì lại dồn trở lên, thôi thì ém xuống cái xương khu đi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 24/73 đầuđầu ... 14222324252634 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •