Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 86

    Ðề tài: Huyền

      Threaded View

      1. #10
        Tham gia ngày
        May 2013
        Bài gửi
        413
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 244 lần
        trong 150 bài viết

        Default

        Trước nói huyền không, sau bàn Huyền hoặc

        2 chữ Huyền hoặc ở đây thực sự sâu xa và ảo diệu vô cùng, chứ không giống như mọi người vẫn nghĩ. TS với hiểu biết nông cạn của mình cố gắng diễn giải chữ này như sau:
        Nhìn thẳng vào sự thực, cái thấy biết và cái hiểu nghĩ của mọi người về 2 chữ này tựu chung là " Một cái gì đó mờ ảo, khó tin, hư dối và không có thật dễ huyễn hoặc lòng người..." Huyền hoặc theo TS không đơn giản tí nào.

        Chữ Hoặc ở góc độ khác còn có nghĩ là nghi ngờ, tự hỏi, nghi vấn.

        Học giả khi chập chững bước vào Huyền không (vào đạo) lần lần nghiên cứu dần lên, cứ đến đoạn quan trọng lại tự hỏi các câu đại loại "sao lại như vậy?" - Tiểu sinh thấy ở trong diễn đàn này có rất nhiêu câu hỏi thiết nghĩ không cần đưa ví dụ cụ thể. (tất nhiên trong đó có Hoặc đúng, Hoặc sai)
        Khái quát khi còn trong bát quái thì đặt các câu hỏi về bát quái, có người khi cái biết hiểu đến một giới hạn nhất định lại đặt ra những câu hỏi mà bản thân Bát quái không thể trả lời, cái biết hiểu của người đó khá lớn, lại có người phải tìm về bản lai của Hà, Lạc mới lần hiểu và giải đáp được các Kiến Hoặc của mình,.... cái hiểu biết của học giả về một vấn đề ở cấp độ này đúng, nhưng khi lên một cấp độ khác lại thấy vấn đề đó sai, có cái ngày nay đúng, nhưng ở một Không - thời khác không đúng. Như vậy học giả luôn học hỏi và luôn Hoặc. Lão tử nói: Đạo khả đạo phi thường đạo thực ra là nói : "Đạo vô định Đạo"
        Phật Thích ca Mâu Ni lại nói:

        Pháp, pháp vốn là pháp
        Chẳng pháp, chẳng không pháp
        Sao ở trong một pháp
        Có pháp có phi pháp.


        Ngài ca Diếp lại nói:

        Pháp, gốc pháp không pháp
        Không pháp, pháp cũng pháp
        Nay lúc truyền không pháp
        Pháp, pháp chưa từng pháp.


        Chính các ngài muốn nói câu: "Pháp vô định Pháp"

        Cho thấy một điều bản thân các ngài không ngừng thăng hoa và tu tâm liên tục, các ngài cũng hiểu thấy và Hoặc liên tục, qua mỗi lần hoặc như vậy trình độ và sự thấy biết của các ngài lại nâng lên ở mức cao hơn, khi đó các ngài lại thấy cái mà mình nói trước đây không còn đúng nữa, nên mới nói "Đạo vô định đạo", Pháp vô định Pháp" vì thể các ngài muốn dùng Tâm truyền mà không dùng Ngôn tự truyền, vì thế nên Đức Phật khi thành đạo lúc đầu chẳng muốn thuyết truyền, còn Lão tử không muốn lưu lại một chút dù là văn tự , trước khi đi mới miễn cưỡng để lại Đạo đức kinh. Từ Huyền đến Hoặc là một khoảng cách xa vời nhưng khi học giả hiểu thấu thì Huyền và Hoặc lại đứng sát nhau, cái Hoặc đó chính là cột mốc trình độ của học giả. Trong thế gian này, trong dải ngân hà này, vũ trụ này đâu đâu cũng ẩn chứa những cái (sự) Hoặc. Huyền hoặc là một nguyên lý tất yếu ẩn trong đạo Huyền không vậy !
        thay đổi nội dung bởi: Thaison, 10-09-13 lúc 08:28
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 4
        Bài mới: 22-06-12, 20:48

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •